Ngư dân nghèo bắt hải sản lên bờ còn bị thu tô 25%

Sau mỗi buổi ra biển đánh bắt con don, con dắt, về tới bờ ngư dân phải nộp lại cho một số đối tượng tới 40% sản lượng thu hoạch.

Tàu cá
Ngư dân đã nghèo còn bị bắt nộp tiền. Ảnh: Zing

“Thu tô” nơi vùng cửa biển

Bức xúc vì bị “thu tô” một cách ngang ngược, cuối tháng 3/2020, những ngư dân vùng ven biển thuộc các quận Đồ Sơn, Dương Kinh đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng Hải Phòng và phản ánh tới báo chí.

Ông Vũ Văn Hân (ở phường Hải Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng) bức xúc: “Chúng tôi là những ngư dân nghèo làm nghề khai thác đánh bắt hải sản ở vùng ven biển Đồ Sơn, Cát Bà đã vài chục năm. Ở vùng biển này có nhiều con don, con dắt (loại nhuyễn thể 2 mảnh, nhỏ bằng đầu đũa) nên chúng tôi thường xuyên đánh bắt. Chỉ những người nghèo khó như chúng tôi mới làm nghề này bởi thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, đánh bắt chủ yếu bán cho các chủ đầm làm thức ăn cho tôm, cá. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng tôi bị chèn ép, bắt nộp lại tới 40% giá trị sản lượng thu được”.

Theo đơn tố cáo của các hộ ngư dân, từ khoảng cuối tháng 2/2020, bà con ngư dân với khoảng 15 thuyền ra đánh bắt con don, con dắt ở vùng cửa biển Hải Phòng thuộc tọa độ 43 độ Bắc, 54 độ Đông (thuộc địa giới quận Đồ Sơn). Tới cuối ngày 23/2, sau 1 ngày đánh bắt về tới bến Bà Đoàn, phường Tân Thành, quận Dương Kinh. Như thường lệ, các ngư dân bốc hàng lên bán cho 1 người chuyên thu mua don, dắt là bà Cao Thị K. (ở phường Bàng La, quận Đồ Sơn).

Tuy vậy, tại đây xuất hiện Đặng Văn B. (ở phường Tân Thành, quận Dương Kinh) và Nguyễn Đức H. (ở phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn) cùng một số người đến giám sát ghi chép số lượng đánh bắt của từng tàu. Đến ngày hôm sau, bà K. yêu cầu các chủ tàu phải trích lại phần trăm để nộp lại cho những người trên.

“Ban đầu, họ yêu cầu các chủ tàu phải nộp lại 40%, chúng tôi đã thương lượng thì họ rút xuống 30%, rồi chốt ở 25% trong tổng số sản lượng ngư dân đánh bắt được”, ông Hân thông tin.

Theo phản ánh của các ngư dân, liên tục những ngày sau đó ông B. cùng một số người khác còn đi xuồng ra tận ngư trường đếm số lượng tàu, đe dọa đánh, đốt tàu nếu không “chấp hành”. Do lo sợ nên ngư dân đã nộp cho nhóm người này tổng cộng 67 triệu đồng, gồm 1 lần 20 triệu đồng và 1 lần 47 triệu đồng.


    Đặng Văn B. (ở phường Tân Thành, quận Dương Kinh) lên thuyền của ngư dân để “thu tô” (Ảnh cắt từ clip do ngư dân cung cấp).

Sẽ xác minh, xử lý

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức H. - là một trong những người bị “tố” tham gia thu tiền của ngư dân xác nhận là mình cùng một số có đứng ra thu lại phần trăm trong tổng số sản phẩm khai thác của ngư dân đánh bắt tại vùng biển cách khu du lịch Đồ Sơn khoảng 4 hải lý. Tuy nhiên theo ông H., việc thu lại phần trăm của ngư dân được thỏa thuận trên cơ sở khu vực này do ông H. đã đầu tư thả giống.

Lý do ông H. đưa ra là ông đã “thả giống don, dắt nơi cửa biển này” và “khu vực cửa biển này là của chúng tôi”. Tuy nhiên, những người dân vùng biển khu vực này đều biết rằng, đây là loài nhuyễn thể tự nhiên, chẳng ai nuôi, thả giống được. Bản thân ông H. cũng không đưa ra được bất cứ căn cứ gì khẳng định vùng ngư trường cửa biển này là của ông hay bà K., ông B.

Còn ông Vũ Văn Hân khẳng định: “Nhóm ông B., bà K., ông H. không có quyền lợi, cũng như không hề có đóng góp công sức, đầu tư tiền bạc gì vào ngư trường này”.

Về nội dung này, đại diện Công an quận Đồ Sơn cho biết: Đơn vị vừa tiếp nhận hồ sơ vụ việc trên từ Đồn Biên phòng Đồ Sơn bàn giao. Theo đó, Công an quận Đồ Sơn sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra, làm rõ có hay không hành vi cưỡng đoạt tài sản như phản ánh của người dân. Nếu có sai phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Báo Giao Thông
Đăng ngày 30/03/2020
V.Huy - V.Hòa
Đánh bắt

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bình Định tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 4.789/5.328 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản (KTTS), chiếm 90% số lượng tàu cá của tỉnh. Trong đó, có 874 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng bờ, 707 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng lộng và  3.208 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng khơi.

Tàu Cá Việt Nam
• 11:24 21/12/2023

Bình Định: Phấn khởi khi tàu cá đầu tiên đã mang rác về bờ

Theo thông tin từ Ban Quản lý Cảng cá Bình Định cho biết, vào lúc 10 giờ sáng ngày 14.12, Đội thu gom rác thải nhựa từ tàu cá ( Cảng cá Quy Nhơn) đã tiếp nhận 8 kg rác thải nhựa từ tàu cá BĐ-99028-TS do ông Nguyễn Văn Luyến, ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn làm chủ mang về bờ, sau 16 ngày khai thác trên biển.

Rác thải
• 10:38 15/12/2023

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 17:02 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 17:02 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 17:02 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:02 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 17:02 19/03/2024