Ngư dân ồ ạt đóng tàu đánh bắt xa bờ

Theo Chi cục Thủy sản Bến Tre, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, ngư dân các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú đã đăng ký đóng mới tàu đánh bắt xa bờ tăng nhanh (năm 2015: 188 chiếc; 6 tháng đầu năm 2016: trên 100 chiếc). Phần lớn là tàu lưới kéo với công suất lớn để đánh bắt xa bờ.

thi cong
Công nhân đang thi công thân tàu.

Số tàu đóng mới tăng nhanh

Ông Phạm Thanh Minh - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre cho biết, hiện nay ngư dân đăng ký tàu cá tổng cộng 3.626 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ khoảng 1.774, tăng hơn 160 chiếc so với năm 2015. Công suất bình quân các tàu cá 274 CV/chiếc, tăng bình quân 39 CV/chiếc. Công suất bình quân tàu khai thác xa bờ 486 CV/chiếc, tăng bình quân 68 CV/chiếc. Riêng ngư dân đã đóng mới 288 chiếc. Nguyên nhân tăng đột biến là do hiệu quả kinh tế nghề cào đôi mang lại khá cao. Ngoài ra còn do  tác động từ chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là “ngưng không cho đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo”.

Theo số liệu điều tra mới đây của ngành nông nghiệp cho thấy, tiềm năng nguồn lợi thủy sản của tỉnh còn rất lớn; trong đó có nguồn lợi nghêu trải dọc theo bờ biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; nguồn lợi tôm, cá, cua, mực, ghẹ tập trung ở độ sâu từ 30 - 35m nước trở vào bờ. Riêng nguồn lợi thủy sản xa bờ được ước tính tổng trữ lượng khoảng 1 - 1,19 triệu tấn, khả năng khai thác 543 - 631 ngàn tấn/năm. Hiện Bến Tre tập trung vào các nghề khai thác chính như nghề lưới kéo (nghề cào), lưới rê, lưới sỹ, lưới vây kết hợp với ánh sáng câu mực, câu cá, nghề bẫy, nghề đáy… Đáng lưu ý là trong tổng số 3.626 tàu cá thì có 2.481 chiếc đi cào (cào đôi 1.111, cào đơn 1.370).

Cũng theo ông Minh, hiện Chi cục Thủy sản Bến Tre đang khẩn trương kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở đóng tàu thực hiện nghiêm túc chủ trương tạm ngưng đóng tàu đánh bắt xa bờ theo đúng quy định kể từ ngày 30-9-2016.

Khó khăn của các cơ sở đóng tàu

Hiện toàn tỉnh có 32 cơ sở đóng tàu đánh bắt xa bờ (trong đó Bình Đại 5, Ba Tri 23, Thạnh Phú 4). Hầu hết các cơ sở đóng tàu đang hoạt động khá nhộn nhịp, khẩn trương. Trung bình một cơ sở đóng tàu có 5 - 7 chiếc  đang được thi công; thậm chí có cơ sở đóng vài chục chiếc, đa phần là tàu đi cào.

Cơ sở đóng tàu của Công ty TNHH MTV đóng tàu Sơn Hoa do bà Mai Thị Thúy Hoa làm chủ (Ấp 4, xã Bình Thới, huyện Bình Đại) là một trong những cơ sở đóng tàu lớn của tỉnh, có tuổi nghề trên 15 năm. Cơ sở nằm dọc theo vàm Bình Thới - Bình Thắng với trên 30 tàu đang được công nhân thi công. Phần lớn đều là tàu lưới kéo đánh bắt xa bờ, công suất khoảng 750 CV. Bà Thúy Hoa cho biết, trung bình mỗi năm cơ sở đóng mới khoảng 30 tàu. Riêng trong năm 2016, số tàu đóng mới tăng lên gấp đôi, tức khoảng 60 tàu. Hiện cơ sở không còn bãi đất trống để thi công thêm tàu mới. Cơ sở nhận đóng tàu đánh bắt xa bờ, chủ yếu là tàu đi cào cho ngư dân Ba Tri, Bình Đại; góp phần giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 400 lao động địa phương.

Theo bà Hoa, vì nghề cá đang hưng thịnh nên các cơ sở đóng tàu đánh bắt xa bờ ở địa phương phát triển gấp 3 lần so với trước đây. Mặt khác, do gần đây chủ trương của tỉnh, Trung ương cho tạm ngưng đóng tàu lưới kéo nên rất nhiều ngư dân tranh thủ đóng mới để còn kịp tới hết tháng 9-2016 là hoàn toàn không được phép đóng mới. Việc Nhà nước cho tạm ngưng đóng mới tàu lưới kéo để hạn chế việc đánh bắt hủy diệt là phù hợp nhưng thực tế đã gây nhiều khó khăn cho các chủ cơ sở đóng tàu trong tỉnh cũng như ngư dân. Chủ cơ sở đóng tàu đã đầu tư lớn, giải quyết hàng trăm công nhân nay tạm ngưng cơ sở không biết xoay sở thế nào để giữ chân thợ, công nhân lao động. Bởi chủ yếu là đóng tàu lưới kéo là chính, các ngành nghề đánh bắt khác không phổ biến ở Bến Tre. Do vậy, trước mắt cơ sở chấp hành nghiêm chủ trương nhưng nếu có thể được ngành nông nghiệp nên quy hoạch lại vùng đánh bắt cho phù hợp để có thể duy trì nghề đóng tàu cũng như việc ngư dân đánh bắt trong khi chờ chuyển sang nghề khác.

Theo ông Nguyễn Văn Mờ, một chủ tàu đánh bắt xa bờ ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại cho rằng, chủ trương trên là hoàn toàn phù hợp, lẽ ra nên có sớm hơn. Bởi vài năm trở lại đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do việc đánh bắt lạm dụng của ngư dân. Các vùng biển trước đây có nhiều ngư trường lớn, sản lượng cao nay đã cạn dần. Hơn nữa hai năm trở lại đây, một số vùng biển xa tập trung quá nhiều tàu thuyền đánh bắt nay ngư dân đã co cụm dần do ảnh hưởng của tàu nước ngoài hoạt động xâm lấn. Còn cụ thể từ đầu năm đến nay tàu của ông đánh bắt chỉ bằng 1/4 sản lượng so với cùng kỳ năm trước, do sản lượng cá, mực giảm đến 50%.

“Ngay cả việc cấm đánh bắt vùng ven bờ là hoàn toàn phù hợp, bởi hiện có rất nhiều tàu ở các tỉnh bạn đã tràn về đánh bắt ven bờ khu vực Bến Tre mà không có ai quản lý cả. Nếu đánh bắt kiểu này, nguồn lợi thủy sản sẽ cạn kiệt” - ông Mờ bộc bạch.

Chủ cơ sở đóng tàu Hoàng Tuấn ở ấp An Phú, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri cho biết, cơ sở mỗi năm chỉ đóng khoảng 27 tàu, thế nhưng năm nay lại được mùa. Hiện trên bãi của cơ sở có gần 30 tàu đang được đóng nên không còn chỗ nào để nhận hợp đồng mới nữa. Tuy nhiên, việc Nhà nước tạm ngưng đóng tàu lưới kéo đã gây không ít khó khăn cho cơ sở. Đóng hết đợt này rồi không biết phải xoay sở thế nào, chứ nếu chỉ sửa chữa tàu thôi thì không hiệu quả.

Theo Công văn số 6695 ngày 21-12-2015 của UBND tỉnh về việc cho chủ trương tạm ngưng đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo, kể từ ngày 1-1-2016 tạm ngưng các hoạt động: cấp văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo (cào đơn, cào đôi) trên địa bàn tỉnh; đăng ký tàu cá chuyển vùng từ tỉnh khác về Bến Tre làm nghề lưới kéo; đăng ký các tàu cá cải hoán chuyển nghề từ các nghề khác sang nghề lưới kéo.

Đối với các trường hợp đã được cấp văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo (cào đơn, cào đôi) trước ngày 1-1-2016, kể từ ngày 30-6-2016, các chủ tàu không có hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây sẽ bị thu hồi văn bản chấp thuận đóng mới: hợp đồng đóng tàu trọn gói hoặc hợp đồng gia công đóng tàu kèm theo hợp đồng mua gỗ đóng tàu; hồ sơ thiết kế tàu cá đóng mới đã được phê duyệt (đối với tàu lắp máy có công suất từ 250 mã lực trở lên) hoặc hợp đồng hồ sơ thiết kế tàu cá đóng mới đối với các trường hợp chưa khởi công (không áp dụng đối với trường hợp khởi công trước ngày 30-6-2016); hợp đồng giám sát kỹ thuật đóng mới tàu cá.

Từ ngày 30-9-2016, các chủ tàu không khởi công đóng tàu sẽ bị thu hồi văn bản chấp thuận đóng mới.

Báo Đồng Khởi, 08/07/2016
Đăng ngày 09/07/2016
Bài, ảnh: T.Huyền
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 04:25 22/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 04:25 22/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 04:25 22/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 04:25 22/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 04:25 22/09/2024
Some text some message..