Ngư dân Quảng Bình gian nan với thủ tục vay vốn theo NĐ 67

Sau gần chín tháng triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về khuyến khích ngư dân phát triển thủy sản, tại Quảng Bình có bảy hợp đồng được ký kết song chưa giải ngân được đồng nào. Tuy đạt khá hơn so với các địa phương khác trong cả nước nhưng thực tế, tiến độ thực hiện tại địa phương nay vẫn còn chậm so với yêu cầu.

ký hợp đồng
BIDV Quảng Bình ký hợp đồng cho vay đóng mới tàu cá theo NĐ 67.

Gian nan với khâu thủ tục

Trò chuyện với chúng tôi bên triền sông Nhật Lệ, ngư dân Trương Văn Tuấn ở thôn Hà Thôn, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới chia sẻ: “Để đóng con tàu vươn khơi cần số vốn lớn, ngư dân thường phải chạy vạy huy động khắp nơi, kể cả việc thế chấp nhiều sổ đỏ của gia đình và người thân. Nay được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi nên rất phấn khởi, ngư dân có thêm điều kiện để đóng thêm tàu cá”. Tôi đã nộp đơn nhưng xã bảo phải chờ. Sốt ruột, tôi cùng bạn dùng con tàu nhỏ của gia đình để tranh thủ đánh bắt vụ cá nam”.

Tâm sự của anh Tuấn cũng lời chung của nhiều ngư dân Quảng Bình khi đón nhận tin vui từ Nghị định 67. Theo Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, đến nay toàn tỉnh có gần 1.000 hộ đăng ký tham gia vay vốn đóng mới, cải tạo tàu cá với nhu cầu vay vốn gần 2.330 tỷ đồng. Đặc biệt, ngư dân đăng ký đóng mới 10 chiếc tàu dịch vụ, kinh phí 114 tỷ đồng và 444 chiếc tàu khai thác vùng biển xa, kinh phí hơn 1.750 tỷ đồng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình Lê Văn Lợi, sau hai đợt thẩm định, UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt danh sách 16 trường hợp được vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 gồm hai tàu dịch vụ vỏ thép, ba tàu khai thác vỏ thép và 11 tàu khai thác vỏ gỗ.

Các chủ tàu được phê duyệt danh sách đã có bản vẽ thiết kế kỹ thuật, hạch toán giá thành và đã được các ngân hàng thương mại tiến hành thẩm định lại để thương thảo ký kết hợp đồng tín dụng.

Đến 29-5-2015, cả tỉnh có bảy trường hợp ký kết hợp đồng vay vốn. Trong đó, Agribank Chi nhánh Quảng Bình ký ba hợp đồng, BIDV Quảng Bình ký bốn hợp đồng với số vốn hơn 41 tỷ đồng để đóng hai tàu vỏ thép và hai tàu vỏ gỗ để khai thác xa bờ. Những trường hợp còn lại đang được tiếp tục thương thảo để ký kết hợp đồng. Điều đáng nói là các hợp đồng mới ký trên giấy chứ chưa giải ngân đồng vốn nào.

Vì sao có sự chậm trễ này?

Qua tìm hiểu tại các làng biển Quảng Bình, chúng tôi được biết, nguyên nhân chính là thủ tục vay vốn chặt chẽ đến mức khắt khe, qua nhiều tầng nấc kiểm tra, thẩm định... Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Bình Nguyễn Thị Hà cho biết, chủ tàu muốn vay vốn theo Nghị định 67, phải thực hiện đầy đủ sáu bước theo quy định, không được bỏ sót hoặc làm tắt bất cứ bước nào.

Với bước thứ nhất, chủ tàu đã phải mất nhiều thời gian công sức và qua nhiều cửa mới làm được. Yêu cầu của bước này là chủ tàu phải làm đơn đăng ký vay vốn kèm theo phương án sản xuất kinh doanh gửi cho UBND xã, phường nơi cư trú.

đóng tàu
Chưa được giản ngân nguồn vốn 67, ngư dân Quảng Bình tự xoay kinh phí cho cơ sở đóng tàu.

Sau đó UBND xã kiểm tra xác minh và lập danh sách gửi lên UBND huyện, thị xã, thành phố để báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện NĐ 67 tỉnh. Tiếp đến tổ thẩm định của tỉnh tiến hành thẩm định, xác định đối tượng vay vốn đáp ứng ba tiêu chí: đang hoạt động nghề cá hiệu quả; đủ khả năng tài chính để tham gia đóng mới, nâng cấp tàu theo tỷ lệ quy định; có phương án sản xuất cụ thể.

Trao đổi với chúng tôi, một ngư dân ở làng biển nổi tiếng Đức Trạch, Bố Trạch thất vọng nói rằng: khi ông đưa đơn và kèm theo các văn bản trình lên cấp trên, cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế chất vấn ông chứng minh sự "hiệu quả của dự án".

Lâu nay ông chỉ quen ra khơi vào lộng, trình độ học vấn hạn chế, không có khiếu thuyết trình nên không thuyết phục được cán bộ nhận đơn, đành phải ngậm ngùi đưa đơn về. Được biết, để thông qua được bước thứ nhất này đa số chủ tàu phải thuê người lập phương án sản xuất kinh doanh, chứng minh hiệu quả vay vốn... có sức thuyết phục cán bộ xã, phường và tổ thẩm tra của tỉnh.

Khi các chủ tàu lọt qua bước đầu tiên (tức là có tên trong danh sách được UBND tỉnh phê duyệt), tiếp tục liên hệ chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể thủ tục vay vốn; đồng thời phải thực hiện các việc sau: hợp đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán đóng mới tàu và trình cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Sau đó nộp tờ khai tại Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để được cấp văn bản chấp thuận. Rồi mới đến công đoạn thương thảo ký hợp đồng đóng tàu, hợp đồng giám sát kỹ thuật tàu cá với ngân hàng.

Bước thứ ba, chủ tàu gửi đến ngân hàng tất cả các giấy tờ: bản gốc hồ sơ thiết kế, dự toán, văn bản phê duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hợp đồng đóng tàu, đơn vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể...

Nút thắt của bước này là, các chủ tàu phải vượt qua được sự thẩm định của ngân hàng. Bao gồm thẩm định các giấy tờ nói trên, đi sâu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện được các bước theo quy định về thủ tục nói trên, đối với một chủ tàu có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế thì cũng phải mất cả tháng trời mới thực hiện được. Trong khi đó, với người ngư dân vốn quen với sóng gió biển khơi, ít giao dịch quan hệ hành chính thì để có được chừng ấy thủ tục giấy tờ phải tốn rất nhiều thời gian công sức đi lại và chi ra không ít tiền để thuê người lập dự án, thiết kế, dự toán...

Đến nay sau gần chín tháng triển khai, cả nước mới chỉ có 31 hồ sơ được xét vay vốn trong tổng số gần 2.300 hồ sơ xin đóng tàu, trong đó tại Quảng Bình, đã có bảy hợp đồng được ký kết. So với tiến độ chung thì việc thực hiện Nghị định 67 tại Quảng Bình vào loại khá song so với yêu cầu thì vẫn chậm. Hiện toàn bộ số tàu được ký hợp đồng vay vốn đã khởi công, song do chưa giải ngân nên ngư dân đều phải tự xoay xở kinh phí để cho cơ sở đóng tàu tạm ứng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình kiêm Trưởng ban chỉ đạo triển khai NĐ 67 tỉnh Quảng Bình Trần Văn Tuân cho biết, đang đôn đốc các ngành, địa phương và đặc biệt là các ngân hàng chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tích cực đẩy nhanh tiến độ thẩm định các hồ sơ vay vốn giúp ngư dân sớm tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để đóng tàu vươn khơi.

Báo Nhân Dân, 29/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Hương Giang
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 07:58 25/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 07:58 25/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 07:58 25/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 07:58 25/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 07:58 25/01/2025
Some text some message..