Ngư dân Thăng Bình được mùa hải sản

Sản lượng hải sản đánh bắt được tăng vượt trội đã giúp cho ngư dân huyện Thăng Bình có nguồn thu nhập “đột biến” so với mọi năm.

Ngư dân Thăng Bình được mùa hải sản
Tàu cá của ngư dân huyện Thăng Bình ra khơi. Ảnh: N.Q.V

Bội thu hải sản

Con trăng vừa qua, các tàu cá của ngư dân huyện Thăng Bình đồng loạt cập bờ bán hải sản sau chuyến biển dài ngày ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Ngư dân Trần Công Hùng ở thôn Tân An, xã Bình Minh - chủ tàu cá QNa-94779 có công suất 750CV cho biết: “Sau 15 ngày bám biển hành nghề chụp mực ở ngư trường Hoàng Sa, tàu cá chúng tôi thu được 4 tấn mực và một số cá các loại. Với giá mực 80 nghìn đồng/kg, chúng tôi thu được tổng cộng 450 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được 150 triệu đồng, mỗi bạn biển được chia 15 triệu đồng” - ông Hùng nói. Năm 2016, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam, ông Hùng đã tiếp cận, vay được 1,5 tỷ đồng không lãi suất cộng với số tiền bán con tàu cũ, đóng mới tàu cá QNa-94779 có giá trị gần 4 tỷ đồng. Hơn nửa năm qua, khi con tàu công suất lớn được đóng mới, hạ thủy, đi vào hoạt động trên các vùng biển xa của Tổ quốc, ông Hùng và các bạn biển chưa một lần thất vọng. “Nghề chụp mực đang ăn nên làm ra là thuận lợi lớn trong quá trình sản xuất của chúng tôi. Theo dự báo của ngành chức năng, trữ lượng mực sẽ còn rất dồi dào. Bởi vậy, chỉ cần kiên tâm bám biển sẽ đánh bắt được sản lượng lớn. Giá mực lá, mực ống rất được giá nên ngư dân chúng tôi có được nguồn thu lớn” - ông Hùng cho hay. Tham gia trung đội dân quân biển của huyện Thăng Bình nhiều năm qua, ông Hùng luôn được địa phương tuyên dương, khen thưởng. “Tàu Trung Quốc ngày càng “tràn ngập” giữa Biển Đông nhưng chúng tôi không nao núng. Mình phải biết đoàn kết, chủ động tránh né tàu Trung Quốc để bám biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng” - ông Hùng nói.

Còn ông Trần Công Mậu ở thôn Tân An, xã Bình Minh, là ngư dân lão luyện của địa phương. Ông Mậu nổi tiếng với khả năng bám biển quanh năm bằng phương thức kiêm nghề. Trước đây, sở hữu tàu cá QNa-94141 có công suất 90CV, ông Mậu sản xuất bằng nghề chụp mực ở tuyến lộng. Ăn nên làm ra, ông Mậu đã tích lũy vốn, đóng được tàu cá QNa-94941 có công suất 718CV kiêm nghề lưới vây và chụp mực. Ở chuyến biển cập bờ mới đây, ông Mậu đã thu được 35 tấn cá nục, cá ngừ. “Sau khi trừ tất cả chi phí gồm dầu, nhu yếu phẩm, nước đá... chúng tôi thu được 400 triệu đồng. Chủ tàu có thu nhập 200 triệu đồng còn lại 15 bạn biển chia nhau 200 triệu đồng. Chuyến biển đạt, chúng tôi rất phấn khởi và lại vươn khơi ngay khi qua con trăng này” - ông Mậu nói. Ông Trương Công Bảy - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết, sản lượng khai thác hải sản của địa phương trong 8 tháng qua đạt 10 nghìn tấn (đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2017), tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Nổi bật nhất là thu nhập bình quân của ngư dân tăng vọt, đạt cột mốc mới là 200 triệu đồng/người vào thời điểm này.

Đồng bộ các giải pháp

Ông Trần Công Minh - Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết, sản lượng hải sản đánh bắt được của ngư dân trên địa bàn tăng dần qua từng năm và ghi đậm dấu ấn trong năm nay. Đại hội Đảng bộ xã đã có nghị quyết về phát triển kinh tế biển, quyết đưa ngư dân Bình Minh làm giàu từ biển, gắn phát triển khai thác hải sản với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Để hoàn thành các mục tiêu, xã chủ trương đánh bắt hải sản xa bờ, đẩy mạnh dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển chế biển hải sản tại chỗ. Nhiệm vụ đặt ra là huy động nguồn vốn tự có của ngư dân cộng với các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, trung ương, đóng mới và nâng cấp lần lượt nhiều tàu vỏ thép, tàu vỏ gỗ công suất lớn, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa. Cùng với đó là tiếp cận các thành tựu về khoa học - kỹ thuật, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến ngư lưới cụ, du nhập nghề mới, nâng cao giá trị kinh tế thu được trong từng chuyến biển. “Chúng tôi thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo về hoạt động của các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển, nghiệp đoàn nghề cá để tháo gỡ khó khăn, giúp ngư dân chủ động hơn về ngư trường đánh bắt hải sản, tương trợ lẫn nhau, giảm rủi ro trong sản xuất đồng thời nâng cao giá trị đầu ra hải sản. Địa phương đề xuất với lãnh đạo huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, mở nhiều tập huấn, đào tạo sâu kỹ năng khai thác hải sản, vận hành tàu cá cũng như sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc hàng hải tiên tiến, giúp ngư dân chủ động hơn đánh bắt hải sản” - ông Minh nói.

Ông Trần Vũ Bảo - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, sản lượng khai thác hải sản của ngư dân toàn huyện tăng vọt trong năm 2017. Đến hết tháng 8, ngư dân trên địa bàn đã thu được 14 nghìn tấn hải sản, bằng sản lượng khai thác của các năm gần đây. “Thành quả trong khai thác hải sản của ngư dân trên địa bàn không chỉ ở sản lượng khai thác tăng vượt bậc mà còn ở khả năng bảo quản hải sản ngày một tốt hơn nhờ vào cải tiến hầm bảo quản bằng vật liệu mới. Nhờ chất lượng hải sản tăng lên nên đầu ra ổn định hơn mọi năm” - ông Bảo nói. Được mùa, lại được giá, giúp ngư dân huyện Thăng Bình có nguồn thu nhập tăng rõ rệt. Trước đây không ai nghĩ ngư dân trên địa bàn có được nguồn thu nhập bình quân 200 triệu đồng/người sau một năm sản xuất. Vậy mà năm nay, chỉ mới 8 tháng sản xuất ngư dân đã mức thu nhập đó, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc của nghề cá địa phương. Ông Bảo cho biết, ngành nông nghiệp huyện sẽ giúp đỡ tận tình về pháp lý, các quy định hồ sơ, thủ tục để giúp ngư dân trên địa bàn tiếp tục tiếp cận các ưu đãi của huyện, các cơ chế hỗ trợ vốn vay của tỉnh, trung ương, qua đó tăng thêm đội tàu công suất lớn, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 09/09/2017
Nguyễn Quang Việt
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:27 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:27 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:27 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:27 28/03/2024