Người nuôi tôm Ấn Độ lựa chọn và vận chuyển giống như thế nào?

Việc lựa chọn và vận chuyển tôm giống là vô cùng quan trọng vì nó quyết định thành công và năng suất của vụ ao nuôi.

đóng gói và vận chuyển tôm giống
Đóng gói và vận chuyển tôm giống

Lựa chọn tôm giống

Mục đích của việc lựa chọn ấu trùng tôm là tìm ra những cá thể tốt nhất có thể tồn tại và phát triển trong môi trường ao nuôi. Cách tốt nhất là lấy tôm giống từ những nguồn quen biết đã dùng từ lâu đối với những người có thâm niên trong nghề hoặc từ những nơi uy tín đối với những người mới vào nghề nuôi tôm.

Ta có thể quan sát trực quan để xác định được chất lượng của ấu trùng tôm khỏe mạnh hay không bằng các đặc điểm sau:

1- Hoạt động của ấu trùng: Ta lấy khoảng 100 ấu trùng tôm đặt vào chậu nước, khuấy động mặt nước nhẹ và quan sát. Các ấu trùng khỏe mạnh sẽ có xu hướng bơi ngược dòng, các ấu trùng yếu hơn sẽ tập trung tại trung tâm nơi mặt nước ít bị biến động nhất.

2- Kích thước của ấu trùng: những ấu trùng tốt và khỏe mạnh thường có tổng chiều dài cơ thể cỡ 10mm. Tôm có 3 giai đoạn hình thành cột sống, tôm ở độ tuổi ấu trùng thường có 3-4 cột sống, dựa vào đặc điểm này để xác định được tôm có đang ở độ tuổi ấu trùng hay không. Kích thước ấu trùng không đồng đều có thể là do: cho ăn ít, ấu trùng bị bệnh, chất lượng môi trường nước kém hoặc tôm đã vượt quá giai đoạn ấu trùng.

3- Ruột ấu trùng: ruột đầy chứng tỏ ấu trùng khỏe mạnh, ruột rỗng có thể ấu trùng đang bị bệnh.

4- Ấu trùng lột xác: các vấn đề sự lột xác và các biểu hiện loạn dinh dưỡng liên quan đến sterol, photpholipid, canxi hay photpho.

5- Sắc tố và hình dáng vỏ: ấu trùng vỏ có dạng như ngón tay thì khỏe mạnh, còn ấu trùng có hình dáng cong thì không khỏe mạnh. Những ấu trùng có màu nâu, xám, nâu xám như gỉ sét là khỏe mạnh, còn ấu trùng có màu vàng hoặc xạnh thì không khỏe mạnh.

6- Kiểm tra sức khỏe của ấu trùng bằng việc thay đổi nhiệt độ nước: Lấy khoảng 200 ấu trùng cho vào chậu nước có nhiệt độ khoảng 20ºC trong 5 phút. Những ấu trùng khỏe mạnh thì sẽ không bị chết khi để trong môi trường nước mát.

7- Quan sát ấu trùng khi cho ăn: Những ấu trùng khỏe mạnh thì ăn rất tích cực khi quen với môi trường nước, đường ruột được lấp đầy sau 10-15 phút

Vận chuyển tôm giống

Việc vận chuyển tôm giống nên được thực hiện vào lúc sáng sớm để tránh cái nóng.

Biện pháp phổ biến nhất khi vận chuyển tôm giống là đặt ấu trùng trong túi nhựa chứa 1/3 là nước, 2/3 là oxy trước khi niêm phong chúng. Mật độ ấu trùng/túi sẽ phụ thuộc vào kích thước, độ tuổi ấu trùng và thời gian vận chuyển. Theo kinh nghiệm thì mật độ đóng gói ấu trùng thường là 1500-2500 ấu trùng/túi 3 lít nước khi thời gian vận chuyển ít hơn 6 giờ.

PL 9 – 1500 đến 2500 PL/3lít nước
PL 10 –1000 đến 2000 PL/3lít nước

Trong trường hợp thời gian vận chuyển dài, các túi nhựa có thể được đặt vào hộp polystyrene và làm mát tới khoảng 20oC. Nếu thời gian vận chuyển hơn 4 giờ thì cần bỏ thêm thức ăn cho ấu trùng vào trong các túi nhựa.

Khi đến ao nuôi thương phẩm, ấu trùng nên được kiểm tra sức sống, tính toán mật độ và phân bố đều trên bề mặt ao.

Theo indian shrimp bloger
Đăng ngày 15/12/2016
Hồng Cẩm
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Gan tôm như thế nào mới gọi là “chuẩn”?

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

Gan tôm
• 09:46 17/04/2025

Thả tôm giống với các bước cần lưu ý điều gì?

Thả tôm giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 60–70% sự thành công của vụ nuôi. Dù bạn là người nuôi tôm truyền thống hay đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, thì việc thả giống đúng kỹ thuật luôn là điều kiện tiên quyết để tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và đạt năng suất cao. Vậy khi thả tôm giống, cần lưu ý những gì?

Thả tôm giống
• 10:07 16/04/2025

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Hướng dẫn xử lý than tổ ong dùng trong hồ cá cảnh: Tiết kiệm chi phí

Than tổ ong – vật liệu tưởng chừng chỉ dành cho bếp lửa, nay lại trở thành "trợ thủ đắc lực" trong việc lọc nước hồ cá cảnh. Với cấu trúc xốp tự nhiên, than tổ ong tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật có lợi phát triển, giúp duy trì môi trường nước trong lành cho cá. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, việc xử lý than tổ ong đúng cách là điều không thể bỏ qua.

Xi than
• 03:19 20/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 03:19 20/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 03:19 20/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 03:19 20/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 03:19 20/04/2025
Some text some message..