Người nuôi tôm hùm điêu đứng vì ‘rớt giá’

Bình Hưng, Bình Ba là 2 thôn của xã đảo Cam Bình thuộc thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ðây cũng là nơi được biết đến như là điểm cung cấp tôm hùm nổi tiếng khắp Việt Nam.

mua ban tom hum
Cảnh thu mua tôm của thương lái. Tất cả tôm thu mua được đều xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. (Hình: Thanh Danh/Người Việt)

Từ lâu, trong phương ngữ dân gian vẫn lưu truyền nhau để nói về những món ăn ngon đặc sản trong tỉnh Khánh Hòa: “Yến sào Hòn Nội. Vịt lội Ninh Hòa. Tôm hùm Bình Ba. Nai khô Diên Khánh. Cá tràu Võ Cạnh. Sò huyết Thủy Triều. Ðời anh cay đắng đã nhiều. Về đây ngon ngọt sớm chiều với em.”

Với sự ưu đãi về thời tiết, con nước mà nghề nuôi tôm hùm ở Bình Ba, Bình Hưng trong những năm trước đây phát triển rực rỡ. Ngư dân trên đảo bỏ nghề biển, đi bạn để chuyển sang nuôi tôm hùm. Thay vào đó họ sắm sửa trang thiết bị để làm lồng, làm bè để đầu tư nuôi tôm hùm.

Người ít tiền thì một vài lồng chỉ cần cho tôm hùm con vào trong lồng rồi thả xuống giữa biển khơi. Người nhiều tiền hơn thì làm bè với số lượng hơn 100 lồng. Cuộc sống ngư dân ở trên đảo cũng theo đó mà thay đổi, sung túc hơn. Song, khoảng một năm trở lại đây, tôm hùm rớt giá làm cho hàng trăm hộ ngư dân ở trên đảo rơi vào cảnh điêu đứng.

Rít một hơi thuốc dài, anh Tùng chủ của một bè tôm ở Bình Hưng với 90 lồng nuôi tôm hùm thở dài nói: “Chỉ mới khoảng 1 năm trước thôi, 1kg tôm có giá 2.7 triệu đồng (khoảng 130 đô la), cả làng này nhiều gia đình trúng tôm trở nên khá giả lắm. Vậy mà chỉ được khoảng hơn 2 tháng, giá rớt xuống chỉ còn lại 1.6 triệu/kg. Cứ tưởng như vậy là sẽ đứng im, ai dè...”

Giá tôm hiện tại chỉ còn khoảng hơn 870 ngàn đồng (46 đô la) 1kg, đó là tôm loại 1 với điều kiện mỗi con phải hơn 1kg. Với những con dưới 1kg thì bị thương lái thu mua ép giá chỉ còn từ 800-850 ngàn đồng/kg. Chỉ riêng với vụ mùa năm nay, gia đình anh Tùng lỗ hơn 500 triệu đồng. Nhìn những con tôm hùm to tướng được nhóm thu mua cho vào những phuy nước mang đi mà mắt anh buồn rười rượi.

Công sức cả năm trời không những thu được kết quả như ý muốn mà còn làm cho cuộc sống của cả gia đình trở nên bấp bênh. Với số tiền vay mượn ngân hàng là 300 triệu đồng để đầu tư nuôi tôm hằng tháng gia đình phải trả khoảng 4 triệu đồng.

Ðể có được những con tôm nặng trên 1kg bán ra thị trường, người nuôi tôm phải mất từ 10 tháng đến 1 năm mới xuất lồng. Cá biệt có những lồng người nuôi phải tốn cả 1 năm rưỡi để chăm sóc.

Từ những con tôm nhỏ bằng con tép đến những chú tôm to bằng nắm tay là cả một thời gian dài với biết bao là khó nhọc của người dân. Mỗi lồng chỉ có thể thả từ 150-200 con tôm con, và mỗi con có giá khoảng 130 ngàn đồng. Ðến khi trưởng thành, mỗi lồng chỉ còn khoảng 80 con.

Không phải chỉ riêng ở Bình Hưng mà ngay cả ở Bình Ba cũng gặp trường hợp tương tự.

Có những chủ bè dù tôm đã trưởng thành nhưng họ vẫn chưa dám cho xuất lồng vì chờ đến khi tôm lên giá sẽ bán. Cứ mỗi ngày như thế, mỗi bè phải tốn cả hơn 1 triệu tiền mua thức ăn cho tôm.

Anh Quốc là một trong những người như vậy. Anh có 5 lồng thả ngoài biển, dù tôm đã hơn 18 tháng nhưng anh vẫn chưa thể cho xuất lồng vì gắng gượng chờ đợi giá tôm lên. Ðể có tiền cầm cự và trang trải gia đình hằng ngày anh phải đi lặn cho những chủ bè khác trên đảo và thỉnh thoảng còn đi bạn để kiếm thêm thu nhập.

Cùng cảnh ngộ với anh Quốc, anh Tâm một chủ bè cho biết, hằng ngày anh phải tốn khoảng 800 ngàn đồng cho bè tôm của mình. Dù tôm đã trưởng thành nhưng anh vẫn chưa dám kêu thương lái đến mua với hy vọng giá tôm sẽ lên để vớt vát được phần nào số vốn bỏ ra.

Trên đảo Bình Ba có rất nhiều gia đình nuôi tôm hùm khi xuất phải chịu lỗ khoảng 200 triệu đồng. Ðó là con số khá lớn đối với những người mà kinh tế cả năm phải phụ thuộc vào con tôm.

Ðiêu đứng vì Trung Quốc không nhập hàng

Lâu nay, thị trường chủ yếu của người nuôi tôm khu vực Nam Trung bộ từ Bình Ðịnh đến Ninh Thuận chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.

Nhưng trong khoảng một năm trở lại tình hình chính trị, quan hệ giữa hai nước có những căng thẳng do những xung đột trên biển Ðông. Ðiều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ tôm hùm và người nuôi tôm hùm là nạn nhân đầu tiên cho những thủ đoạn chính trị từ phía chính quyền Trung Quốc. Bằng cách trừng phạt kinh tế, hàng hóa từ Việt Nam hạn chế xuất khẩu sang nước này.

Ngư dân nuôi tôm hùm ở Bình Ba, Bình Hưng trước đây chủ yếu bán cho các đầu nậu thu gom rồi bán cho những người Trung Quốc nuôi tôm hùm trong Vịnh Cam Ranh.

Rất nhiều ngư dân ở Cam Ranh quen nhẵn tên A Giót, A Tỷ là những tay đầu nậu thu mua rồi xuất về Trung Quốc.

Vào tháng 7 vừa rồi, trước chuyến thăm Vịnh Cam Ranh của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, tất cả những người Trung Quốc nuôi bè trong vịnh đều bị trục xuất ra khỏi tỉnh Khánh Hòa. Ðiều này đã dẫn đến hàng loạt người nuôi tôm điêu đứng, tôm đến hạn xuất nhưng không có người thu mua. Bên cạnh đó còn làm cho giá tôm giảm đồng loạt, từ 1.6 triệu đồng/kg xuống còn 1 triệu đồng/kg và dần dần có giá như hiện nay.

Theo những người thu mua tôm mà chúng tôi được gặp họ cho biết, do bên Trung Quốc không nhập hàng nên giá tôm rớt thảm hại. Nếu trước đây cứ mỗi chuyến xuất hàng sang Trung Quốc từ khoảng 1 tấn đến 2 tấn thì nay chỉ còn khoảng từ 200kg-300kg.

Người nuôi tôm chẳng biết làm thế nào với việc tôm hùm rớt giá, chính quyền hiện nay cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giúp đỡ người dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ tôm hùm.

Rất nhiều hộ gia đình nuôi tôm hùm đành phải cầm cự cho qua ngày để chờ khi giá tôm hùm lên sẽ bán để vớt được chút vốn liếng đã bỏ ra.

Người Việt
Đăng ngày 04/09/2012
Thanh Danh
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 20:19 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 20:19 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 20:19 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:19 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 20:19 21/12/2024
Some text some message..