Người nuôi tôm hùm ôm nợ

Vịnh Hòa, Phú Dương (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu) được mệnh danh là làng “tỉ phú” tôm hùm, nhưng nay tất thảy hộ dân ở đây đều nợ nần chồng chất vì tôm rớt giá và dịch bệnh chết hàng loạt. Đời sống bà con đang khẩn thiết kêu cứu ngành ngân hàng khoanh, gia hạn nợ hơn 70 tỉ đồng vốn vay, tiếp tục cho vay để “cứu” nghề nuôi tôm.

long nuoi tom hum
Lồng bè nuôi tôm hùm của người dân xã Xuân Thịnh bỏ hoang trên bờ - Ảnh: L. PHONG

LÀNG “TỈ PHÚ” - LÀNG NỢ!

Đang mùa tôm, nhưng hàng ngàn lồng bè nằm chổng chơ, ken dày trên bờ đầm Cù Mông. Ở nơi trại nhỏ ven bờ cát chân sóng, bà Lê Thị Phấn ở thôn Phú Dương đưa tay bốc mớ tôm chết trên tay, rưng rưng nước mắt: “Gần 2 tỉ đồng đầu tư nuôi hơn 6.000 con tôm hùm coi như mất trắng. Tôi mót tôm chết bán được hơn 100 triệu đồng, trong khi nợ vay hơn 150 triệu đồng”. Không khác gì bà Phấn, ông Nguyễn Văn Cư dốc toàn bộ vốn thu lãi từ các năm trước, vay thêm 500 triệu đồng để đầu tư 2,2 tỉ đồng thả nuôi trên 10.000 con tôm hùm. Không ngờ tôm chết sạch, chỉ vớt vát bán được gần 200 triệu đồng…

Đó chỉ là hai trong số hơn 1.400 hộ dân ở xã Xuân Thịnh (chưa kể khoảng 500 hộ từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa… đến đầu tư nuôi tôm ở Phú Dương, Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh) bị trắng tay trong mùa này. Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh chua xót nói: Chưa bao giờ đời sống của người dân Xuân Thịnh lâm vào cảnh bi đát như hiện nay. Hơn 80% tôm nuôi trong tổng số 8.000 lồng nuôi bị bệnh sữa, đen mang chết sạch, khiến người dân thiệt hại hơn 185 tỉ đồng. Làng “tỉ phú” Phú Dương, Vịnh Hòa với nhiều nhà cao tầng chỉ là “vỏ bọc” bên ngoài chứ bà con đang nợ nần chồng chất.

Qua thống kê, hiện ngư dân đang nợ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT tại Phú Yên hơn 70 tỉ đồng, trong đó có hơn 10 tỉ đồng nợ quá hạn. Tình hình này dẫn đến nguồn thu ngân sách đang bị “đứng bánh”, làm ảnh hưởng lớn đến các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

CẦN CÓ CHÍNH SÁCH KHOANH, GIA HẠN NỢ

Cũng theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, đời sống người dân bỗng chốc trắng tay, dẫn đến hộ nghèo đang có nguy cơ phát sinh mạnh. Ngoài việc đề nghị Nhà nước có giải pháp hỗ trợ vốn, người dân xã Xuân Thịnh đang khẩn thiết kiến nghị ngành ngân hàng xem xét khoanh nợ, gia hạn nợ vốn vay; đồng thời tiếp tục có chính sách ưu tiên cho bà con vay để đầu tư con giống thả nuôi trong vụ tới. Bà Nguyễn Thị Nhiều ở thôn Phú Dương, cho hay: “Giậm gai thì phải lấy gai để lở”, chỉ có tiếp tục nuôi tôm hùm theo mô hình an toàn, hiệu quả, thì mới mong “cứu” được nghề tôm, giải thoát khoản nợ lớn và ổn định cuộc sống. Khổ nỗi, người dân đang thiếu vốn trầm trọng.

Ông Tô Thanh Hóa, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT TX Sông Cầu cho biết: Theo quy định, ngân hàng nơi cho vay không thể tự khoanh nợ, gia hạn nợ vốn vay cho dân được mà do các ngành, các cấp dưới sự chủ trì của UBND tỉnh xem xét đề nghị và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

“Hàng ngàn hộ dân ở quanh đầm Cù Mông phụ thuộc vào nghề nuôi tôm hùm thương phẩm. Do vậy, để sớm khôi phục nghề này và ổn định đời sống dân sinh, UBND thị xã đang chỉ đạo các ngành chức năng thống kê mức độ thiệt hại tôm hùm trên địa bàn; số hộ dân nợ vốn vay của các tổ chức tín dụng, có tờ trình cho UBND tỉnh xem xét và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét khoanh, gia hạn nợ cho bà con”, ông Trần Thêm, Phó chủ tịch UBND TX Sông Cầu cho biết.

báo Phú Yên
Đăng ngày 31/07/2012
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:28 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:28 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:28 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:28 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:28 16/11/2024
Some text some message..