Người nuôi tôm phải ký cam kết không bơm tạp chất

Năm 2017, 100% hộ nuôi tôm, cơ sở thu mua và chế biến tôm phải ký cam kết không bơm tạm chất (agar - rau câu) vào trong tôm.

Tôm bơm agar sẽ có trọng lượng nặng thêm nhưng sau khi qua chế biến phần agar sẽ được bỏ đi như một phụ phẩm. Ảnh: TL.

Đây là nội dung chính trong Quyết định 2419/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ngày 13-12. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo đó, mục tiêu cụ thể là đến hết năm 2016, có 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang tổ chức ký cam kết cho các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, chế biến tôm trên địa bàn không đưa tạp chất vào tôm và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đến năm 2017, 100% người nuôi tôm ở 4 tỉnh nói trên ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không mua, chế biến tôm có tạm chất là agar hay còn gọi là rau câu. Năm 2018, sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng này trên phạm vi cả nước.

Để làm được việc này, Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 389, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh cùng thực hiện.

Tuy nhiên, trong quyết định này, không đưa ra một mức chế tài hay mức phạt cụ thể, vì thế, Chính phủ giao cho Bộ Công an cùng các bộ liên quan xác định tội danh đối với hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn theo Luật Hình sự. Trong trường hợp không xác định được tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự, Bộ Công an phối hợp với các bên để có phương án báo cáo Chính phủ trình Quốc hộ xem xét, bổ sung vào tội hình sự.

Câu chuyện tôm bơm tạp chất đã tồn tại từ nhiều năm qua nhưng thực tế vẫn không thể kiểm soát được. Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), khi giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao, cũng là thời điểm số lượng tôm bơm tạp chất càng tăng lên.

Tạp chất để bơm vào tôm thường là agar hay còn gọi là rau câu. Đây là một hình thức gian lận thương mại, làm cho con tôm nặng lên khi bán cho doanh nghiệp chế biến chứ không ảnh hưởng đến chất lượng thịt tôm.

Hiện giá tôm sú nguyên liệu ở Kiên Giang ở mức 195.000 đồng/kg (loại 30 con)/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 9. Còn tại  Bạc Liêu, giá tôm sú đã ở mức 215.000 đồng/kg (loại 30 con), tăng 15.000 đồng/kg so với cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm nay.

Thời báo Kinh Tế Sài Gòn
Đăng ngày 15/12/2016
Ngọc Hùng
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 21:01 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 21:01 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 21:01 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:01 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 21:01 23/04/2024