Người nuôi vẫn lo dù giá cá tra tăng cao

Trong khi giá thu mua nhiều loại thủy sản sụt giảm, giá cá tra tăng cao là điểm sáng hiếm hoi của ngành thủy sản. Tuy nhiên, đầu ra cho cá tra vẫn được đánh giá còn khá bấp bênh khiến người nuôi vẫn chưa mạnh dạn đầu tư.

chế biến cá tra
Các nhà nhập khẩu tăng cường gom hàng đã góp phần đẩy giá thu mua nguyên liệu cá tra trong nước tăng cao. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Giá tăng do thiếu nguồn cung

Mới bắt tay nuôi cá tra vụ đầu tiên, những ngày này gia đình chị Nguyễn Thị Sáu ở xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) vui mừng vì sắp thu hoạch lứa cá này, trong khi giá đang nhích dần lên, lại được thương lái săn đón. "Giá cá tra tăng và đang ở mức cao hơn so với trước đó, từ 21.000 - 22.000 đồng/kg. Chỉ tính riêng trong tuần này, giá cá đã tăng thêm từ 500 - 800 đồng/kg so với cuối tuần trước. Do tận dụng được lượng lao động nhàn rỗi và phế phẩm thủy sản, với giá cả như vậy thì có lời nhiều rồi", chị Sáu cho hay.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, giá cá tra tăng mạnh trở lại là do nguồn cung bị giảm sút nặng nề, đặc biệt là nguồn cá nuôi trong dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang bị áp lực giao hàng phục vụ các ngày lễ lớn cuối năm trong khi nhiều đơn hàng từ các nước đang tăng mạnh ở hầu hết các thị trường như Mỹ, EU, Mexico…

"Thời gian qua giá cá tra luôn ở mức thấp, người nuôi bị thua lỗ nên rất nhiều hộ đã bỏ cá tra chuyển sang nuôi những loại thủy sản khác. Trong khi đó, hiện không ít doanh nghiệp đã tăng được đơn hàng từ 10-20% so với 2 - 3 tháng trước. Khi thấy nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh, nhiều nhà nhập khẩu đã tăng giá mua, tranh mua hàng đã làm cho thị trường cá tra sôi động trở lại. Với tình hình thị trường có nhiều tích cực như hiện nay, kết thúc năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể sẽ tăng khoảng 5 - 7% so với kế hoạch, đạt doanh thu hơn 1,5 tỷ USD", ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), nhận định.

Nhưng chưa bền vững

Khảo sát của phóng viên cho thấy, mặc dù giá cá tra tăng mạnh nhưng tình trạng bỏ trống ao vẫn đang diễn ra mạnh. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh có tỷ lệ ao nuôi giảm cao như Trà Vinh (giảm hơn 50%), Đồng Tháp (khoảng 40%), An Giang (20%)... Nguyên nhân được cho là do giá cá tra thời gian qua liên tục giảm, trong khi giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến giá trị lợi nhuận của nhà nông.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep, cho biết năm nay cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành thủy sản về giá trị lẫn sản lượng. Dù vậy, ngành cá tra vẫn đang phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu chế biến và tình hình càng ngày càng trầm trọng hơn. 9 tháng đầu năm 2016 số liệu xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng gần 7% về sản lượng và trị giá xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD. Thời gian tới nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ tăng ở hầu hết các thị trường và kéo dài cho đến quí I/2017 với mức tăng khoảng 20%.

"Nguồn cá giống năm nay đã giảm hơn 30% so với năm 2015 đã dẫn đến lượng cá giống cung ứng ra thị trường cũng giảm nhanh hơn so với dự kiến. Những năm trước lượng cá giống mới thường gối đầu, kéo dài cho đến tháng 3 năm sau nhưng năm nay tình hình hoàn toàn khác. Ngay từ tháng 9 cá giống đã không còn và người nuôi cá phải chạy đôn chạy đáo tìm cá giống. Hiện cá giống đã tăng thêm tới 7.000 đồng/kg, lên 26.000 đồng/kg nhưng người nuôi vẫn khó mua", ông Minh lo lắng.

Theo các chuyên gia kinh tế, con cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đang nằm trong thế bị động khi người nuôi lo ngại không dám mạnh dạn đầu tư, diện tích thả nuôi liên tục sụt giảm. Trong khi đó, chất lượng con cá tra chưa ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lại cao với cùng một dạng sản phẩm fillet. Trước xu hướng các nước tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước cho nên dù được giá xuất khẩu nhưng hiện các doanh nghiệp vẫn nơm nớp lo ngại nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Vì vậy dưới tác động từ giá mua của các nhà nhập khẩu, giá thu mua có tăng nhưng về lâu dài người nuôi cá vẫn sẽ trong trạng thái lo âu khi chẳng biết giá cá có thể lại giảm lúc nào.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 01/11/2016
Lê Nghĩa
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 13:39 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 13:39 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:39 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 13:39 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 13:39 26/12/2024
Some text some message..