Người tiên phong đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản ra nước ngoài

Công ty cổ phần MTT Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong của tỉnh Bắc Ninh đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản và sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài.

Người tiên phong đưa công nghệ nuôi trồng thủy sản ra nước ngoài
Nuôi cá Bắc Ninh

Tiền thân là Hợp tác xã Thủy sản Nam Sơn, nay là Công ty cổ phần MTT Việt Nam có trụ sở tại thôn Sơn Nam-xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với chức năng, nhiệm vụ nuôi trồng và cung ứng các loại cá giống, cá thương phẩm, cá bố mẹ. Công ty cổ phần MTT Việt Nam đã đặt nền móng cho một hướng đi mới cho nghề nuôi cá ở Bắc Ninh.

Với phương châm “Lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu”, sau 10 năm hoạt động, công ty đã trở thành cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có uy tín, được người nuôi trồng thủy sản trong, ngoài tỉnh tin tưởng, là địa chỉ cung ứng giống thủy sản hàng đầu của tỉnh.

Vừa gặp chúng tôi tại cơ sở nuôi trồng của công ty, ông Nguyễn Văn Thân, quê Bắc Ninh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MTT Việt Nam phấn khởi thông báo, chuyến hàng thứ hai gồm 3,5 tấn cá chép hậu bị và sinh sản đã hoàn tất các thủ tục chuyển lên máy bay sang tỉnh Jizzax của Uzbekistan- một đất nước nằm trong khu vực Trung Á.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công lô hàng 300 nghìn con giống cá chép lai để tiến hành nuôi thả và nhân giống tại đất nước bạn.

Để việc xuất khẩu được thuận lợi, doanh nghiệp phải tiến hành chụp các mẫu cá giống, cá bố mẹ để hoàn tất các thủ tục kiểm dịch, hải quan ở trong nước cũng như phía nước bạn.

Bằng chất giọng trầm, ông Thân bảo mình như có duyên với nghề nuôi cá. Với gần 20 năm kinh nghiệm gắn bó với nghề sản xuất cá giống, ông đóng góp khá nhiều công sức cho phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý.

Nuôi ở trong nước, nắm rõ thổ nhưỡng ông đã gặt hái nhiều thành công từ ương cá giống, nuôi cá thịt, cá bố mẹ. Ngay cả chuyện làm thế nào để cá đẻ đúng kỳ, thụ tinh đúng thời điểm, bắt buộc người chăn nuôi phải hết sức tinh tường và dày kinh nghiệm.

Rồi câu chuyện làm thế nào ông đem được con cá Việt Nam sang tận Uzbekistan cũng như một cơ duyên. Năm trước, sau khi đoàn công tác của chính phủ Uzbekistan sang Việt Nam tìm hiểu và học kinh nghiệm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, ông được Hiệp hội nghề cá Việt Nam chọn là một trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đại diện của Việt Nam sang Uzbekistan tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Theo ông Thân, bên Uzbekistan có rất nhiều hồ nước ngọt diện tích rộng, khí hậu không quá nóng, quá lạnh hết sức phù hợp cho cá sinh trưởng.Nguồn cá ở đây chủ yếu vẫn được khai thác tự nhiên không đủ cung cấp cho thị trường nên muốn ăn cá ở nước bạn chỉ dành cho những người có thu nhập khá cao.

Vì vậy, Chính phủ Uzbekistan luôn mong muốn phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nâng cao sản lượng cá phục vụ nhu cầu của người dân. Ngay sau chuyến đi về từ nước bạn, ông Thân đã mạnh dạn ký một hợp đồng với doanh nghiệp Uzbekistan chuyển lô cá giống đầu tiên bằng máy bay.

Sau một chặng đường bay dài, khi lô cá này đến được nước bạn, thật bất ngờ, tỷ lệ sống của cá đạt tới 98%. Sau thời gian ngắn cá phát triển rất tốt, tăng trọng lượng, không bị dịch bệnh và rất phù hợp với khí hậu, môi trường sống tại nước bạn.

Theo ông Thân để có được kết quả tỷ lệ cá sống cao như vậy ngoài những kinh nghiệm của người lâu năm trong nghề cần phải có "bí quyết" riêng không phải người chăn nuôi cá nào cũng biết từ khâu tuyển chọn cá cho đến khâu bảo quản...

Đây là sự khởi đầu quan trọng để vị doanh nhân quê Bắc Ninh trở lại Uzbekistan lần thứ 2 với những dự tính và khát vọng mở hướng cho con cá Việt Nam xuất ngoại, nâng cao giá trị sản phẩm.

Được sự giúp đỡ của Chính phủ Uzbekistan, trong tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần MTT Việt Nam đã hoàn tất mọi thủ tục thuê 124,5 ha tại tỉnh Jizzax của Uzbekistan với thời hạn 49 năm và thành lập chi nhánh đầu tư tại nước bạn.

Với những bước khởi đầu khá thuận lợi, ông Thân khẩn trương chỉ đạo thuê nhân công đào đắp đến đâu chuyển ngay cá giống sang nuôi thả đến đó.

Ông Thân phấn khởi khoe, hiện nay đã đào đắp được hơn 20 ha hồ, đến cuối năm hoàn thành 50 ha và đến khoảng tháng 10/2018 toàn bộ trang trại nuôi thả, nhân giống cá tại tỉnh Jizzax sẽ đi vào hoạt động, dự kiến đưa ra thị trường Uzbekistan khoảng 600 tấn cá thương phẩm.

Hiện ở trong nước, công ty đang duy trì và phát triển 3 trại chuyên sản xuất cá giống với diện tích lên đến hơn 10 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 30-50 lao động.

Với việc đầu tư cơ sở vật chất, tạo môi trường tốt nhất cho cá bố mẹ, cá sinh sản cùng với đội ngũ kỹ thuật có trình độ nên chất lượng cá giống tốt, giữ được uy tín với khách hàng.

Các trại của công ty đang nuôi giữ đàn cá bố mẹ với tổng đàn khoảng trên 10 nghìn con, cung cấp cho thị trường khoảng 20 - 40 triệu con giống các loại mỗi năm.

Chủ trương xúc tiến đầu tư lĩnh vực chăn nuôi thủy sản tại Uzbekistan của công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, ngoại giao 2 nước đồng thời qua đó sẽ hỗ trợ nước bạn phát triển nghề cá đáp ứng với nhu cầu.

Việc Công ty cổ phần MTT Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực chuyển giao công nghệ và nuôi trồng thủy sản khẳng định sự mạnh dạn và bản lĩnh của doanh nhân Bắc Ninh trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chăn nuôi truyền thống.

TTXVN
Đăng ngày 28/09/2017
Thái Hùng
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:34 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:34 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:34 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:34 21/12/2024
Some text some message..