Người tiêu dùng Đức ủng hộ cá tra dán nhãn ASC

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chất lượng và giá cả sản phẩm là hai yếu tố được người tiêu dùng Đức quan tâm hàng đầu. Đó là lý do tại sao khi cá tra dán nhãn ASC được giới thiệu tại Châu Âu thì Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ.

chứng nhận ASC
Cá tra đạt chứng nhận bền vững, trong đó có chứng nhận ASC là điều kiện thuận lợi để tiến sâu hơn vào thị trường Đức.

Vì vậy, việc đạt chứng nhận bền vững, trong đó có ASC là điều kiện thuận lợi để cá tra tiến sâu hơn vào thị trường Đức trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, Đức vẫn là thị trường lớn thứ 3 trong khối EU và là thị trường đơn lẻ lớn thứ 8 nhập khẩu cá tra Việt Nam. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (XK) cá tra nhận định, hiện thị trường này vẫn chưa khởi sắc và khó có những sự bức phá trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2013, Đức nhập khẩu 20,03 triệu USD các sản phẩm cá tra từ Việt Nam, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm Đức nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thủy sản, trong đó cá philê đông lạnh là mặt hàng có khối lượng và giá trị nhập khẩu lớn nhất, nên Đức được coi là thị trường lớn tiêu thụ thủy sản trên thế giới. Tại Đức, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ cá cũng ngày càng phổ biến do cá được xem là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Năm 2012, nhập khẩu thủy sản vào Đức đạt 4,027 tỷ USD, giảm 7,5% so với năm 2011 dù 10 năm gần đây nhập khẩu thủy sản của Đức luôn tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do suy giảm kinh tế làm giảm sức mua của người dân dẫn đến giảm nhập khẩu. Cá minh thái Alaska, cá trích, cá hồi, cá ngừ và cá tra là 5 loài cá được lựa chọn nhiều nhất ở Đức.

Theo số liệu thống kê, trong quý I/2013, Đức nhập khẩu 4.877 tấn cá da trơn và cá tra philê đông lạnh từ 11 quốc gia, giảm so với 5.875 tấn của quý I/2012. Trong đó, Việt Nam là nước XK cá tra philê đông lạnh nhiều nhất với 4.487 tấn, giảm 16,48% so với quý I/2012. Trái lại, Đức có xu hướng tăng nhập khẩu một số loài cá thịt trắng khác. Chẳng hạn, quý I/2013, Đức NK 38.018 tấn philê đông lạnh cá minh thái Alaska, tăng 1,49% và 5.831 tấn philê cá tuyết đông lạnh, tăng 5,1% so với quý I/2012.

Từ diễn biến trên có thể thấy, Đức giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam trong quý đầu năm 2013 là do sức mua của người tiêu dùng Đức giảm, cộng với nguồn cung một số loài cá thịt trắng khác dồi dào với giá rẻ hơn trong khi người tiêu dùng Đức rất nhạy cảm với giá cả. Ngoài ra, các chiến dịch quảng bá các loài cá thịt trắng khác đang diễn ra rất rầm rộ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Đức.

VASEP cho biết, những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Đức thường là những sản phẩm có uy tín, được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng khuyến khích người dân tiêu dùng những sản phẩm được chứng nhận bền vững. Do đó các doanh nghiệp bán lẻ tại Đức đều áp dụng các chương trình bền vững phù hợp với chính sách thu mua của mình để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Khi những sản phẩm cá tra dán nhãn ASC đầu tiên được Hội đồng nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC) giới thiệu tại châu Âu thì Đức là một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, theo nhà phân phối Lenk Seafood, hiện chưa có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm được chứng nhận mới này nên cần phải có nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, cá tra đạt các chứng nhận bền vững, trong đó có ASC là điều kiện thuận lợi để tiến sâu hơn vào thị trường Đức.

Báo Công Thương
Đăng ngày 24/07/2013
thành công
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 08:49 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 08:49 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 08:49 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 08:49 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:49 15/11/2024
Some text some message..