Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô

Tại Vũng Rô (Phú Yên), hàng chục người Trung Quốc (TQ) liên kết với một số công ty tư nhân VN để đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng lại hợp thức hóa dưới vỏ bọc chuyên gia kỹ thuật.

nguoi trung quoc nuoi ca

Một trong những bè cá rộng hơn một sân vận động ở Vũng Rô - Ảnh: Đức Huy

Vùng biển Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa được quy hoạch làm cảng nên UBND tỉnh Phú Yên không quy hoạch vùng này nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, nhiều người trong, ngoài tỉnh đã đến đây chiếm mặt nước nuôi cá mú, tôm hùm... Trong đó, theo ông Đào Thái Cường, Trưởng thôn Vũng Rô, có nhiều tư thương TQ liên kết với người dân nuôi trồng thủy sản từ năm 2005.

“Ban đầu là người VN mình đứng tên nuôi, sau đó thì cho người nước ngoài thuê lại dưới dạng liên kết ăn chia. Toàn bộ chi phí đầu tư nuôi thủy sản do tư thương TQ bỏ ra. Cá giống cũng nhập từ TQ. Công nhân làm việc trên bè đều do tư thương TQ trả tiền công”, ông Cường khẳng định.

Trưa 1.6, PV Thanh Niên thuê thuyền đi ra bè cá được cho là của ông Trần Xuân Sơn (Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô), thì được ông Nguyễn Văn Hạnh, người làm thuê trên bè cá, cho biết có 1 chuyên gia kỹ thuật người TQ hướng dẫn quy trình nuôi ở đây. Tuy nhiên, trao với PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Sơn lại nói bè cá đó là của người bạn.

Thất thu thuế

Những bè cá của các DNTN và những cá nhân có “máu mặt” ở Vũng Rô đều rất lớn, rộng hàng chục ngàn mét vuông, mỗi bè có 100-150 lồng. Nhưng các ngành chức năng tỉnh Phú Yên lại không biết được nguồn cá này xuất bán đi đâu.

Ông Đào Thái Cường bức xúc: “Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi (!?) Toàn bộ việc mua bán, vận chuyển đều qua đường biển cả. Ngư dân mình mà lái tàu đến gần thì họ yêu cầu tránh xa, trong khi mặt nước vùng này là của mình quản lý. Xe chuyên chở thức ăn của họ gây ô nhiễm môi trường chỉ có người dân ở đây lãnh đủ”.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là do DN ở Nha Trang (Khánh Hòa) thuê lại, được Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT) cho phép thu mua hải sản. Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Cá thu mua ở Vũng Rô xuất sang TQ. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái. Họ nói là họ lỗ nên nhà nước mình chẳng được đồng thuế nào”.

PV Thanh Niên đã liên hệ với các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện, xã nhưng các cơ quan này đều không xác định sản lượng cá đã xuất sang TQ là bao nhiêu. Ông Trần Văn Ngãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Cá nuôi dạng liên kết ở Vũng Rô chủ yếu xuất sang TQ, còn số lượng bao nhiêu thì tôi không rõ. Vì khi cá lớn, tàu TQ đến tận bè mua, rồi chuyển về nước họ”.

Thả nổi quản lý

Theo ông Trần Văn Ngãi, hiện có khoảng 300 bè nuôi thủy sản ở Vũng Rô là tự phát, không có giấy phép, không được cơ quan có thẩm quyền cho thuê mặt nước.

Bà Bùi Thị Bích Ly, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Hoàng nói rằng công ty bà mỗi năm trả tiền thuê mặt nước cho tỉnh vài chục triệu (bà Ly không nói rõ là bao nhiêu - PV). Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với ông Phạm Minh Chu, Chủ tịch UBND H.Đông Hòa, thì ông này khẳng định là không có chuyện cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho cá nhân nào nuôi trồng thủy sản.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, thông tin: UBND tỉnh Phú Yên chỉ cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Khánh Hòa). Nhưng điều khá lạ là trong các thông báo của UBND tỉnh, lại cho phép người nước ngoài làm việc tại đây. Như năm 2008, cho phép ông Cheng Tsao Chiang (quốc tịch TQ) làm việc tại DNTN Vĩnh Tín với công việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, tôm hùm ở Vũng Rô. Hay như năm 2010, cấp phép cho 3 ông: Sun Kun Tien, Chen Po-Jui và Luu Cheng-Han (đều quốc tịch TQ) làm việc tại Công ty TNHH Thuận Hoàng với công việc hướng dẫn kỹ thuật ươm cá giống ở Vũng Rô...

Đã vậy, việc quản lý những người TQ này khá lỏng lẻo. Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng công an xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng chưa có đợt kiểm tra nào vì phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, do họ là người nước ngoài”. Đại tá Huyền nói thêm: “Các người gọi là chuyên gia đều có giấy phép của UBND tỉnh Phú Yên”.

Ở Côn Đảo cũng có

Ngày 1.6, ông Võ Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết hiện nay trên sông Chà Và có 5 chủ là người Đài Loan (TQ) làm bè nuôi cá, với diện tích khoảng 6 ha. Trong đó, có một chủ bè lấy vợ là người Long Sơn. Trước đây, có trên dưới 20 bè cá trên sông do người Đài Loan làm chủ, nhưng sau đó cơn bão số 9 tàn phá nên một số chủ Đài Loan không tiếp tục nuôi nữa.

Cũng theo ông Mùi, những người Đài Loan này nuôi cá trên sông Chà Và từ 10 năm nay, tất cả được cơ quan chức năng cấp phép nuôi. Trong khi đó, theo phản ảnh của người dân cảng Bến Đầm, H.Côn Đảo, nơi đây có 3 người TQ thu mua cá rồi nuôi trong bè. Trước đây, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng Bến Đầm để lấy cá nhưng 1 năm nay thì không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, những người TQ vẫn còn thu mua cá, nuôi trong bè cho lớn nhưng vận chuyển và bán cho ai thì người dân không biết.

Nguyễn Long
 

Thanh Niên
Đăng ngày 02/06/2012
Đức Huy
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 21:28 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 21:28 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 21:28 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 21:28 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 21:28 15/01/2025
Some text some message..