Nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm, nghề nuôi cá bổi gặp khó

Thời tiết nắng hạn kéo dài, nhiều hộ nuôi cá bổi (cá sặc rằn) ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh và TP. Cà Mau đứng trước nguy cơ thiệt hại.

vu ca boi
Người nuôi đang lo lắng vụ cá bổi năm nay không bằng năm trước.

Nghề nuôi cá bổi phát triển tại Cà Mau hơn chục năm nay. Sau thời gian thu hoạch cá, muộn nhất là sau Tết Nguyên đán, bà con lại cải tạo ao đầm để tiếp tục thả nuôi. Tuy nhiên, trước tình hình nắng hạn gay gắt hiện nay đa số hộ đều gặp khó.

Những hộ thả nuôi thì kêu trời vì nguồn nước bị kiệt, môi trường nước bị ô nhiễm, cá rất chậm lớn trong khi chi phí khá tốn kém. Ông Nguyễn Văn Khuyến ở xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) cho biết, như mọi năm thì hiện nay số cá bổi hơn 3 tháng tuổi này phải đạt trọng lượng 25 - 30 con/kg, nhưng năm nay ước chừng phải hơn 35 con/kg.

“Gia đình tôi có 2 ao nuôi cá bổi, với diện tích khoảng 3.000m2. Năm rồi vụ cá mang lại cho gia đình số tiền hơn 80 triệu đồng. Năm nay, trước tình hình này, không chỉ tốn kém hơn vụ trước nhiều, mà càng kéo dài thời gian nuôi thì rủi ro càng cao”.

Hiện gia đình ông Khuyến hằng ngày phải bơm nước giếng khoan xuống để duy trì mực nước tối thiểu cho đàn cá. Tuy nhiên, trước thực trạng chưa có gì tiến triển, ông không chỉ đang lo chuyện thua lỗ mà còn sợ mất cả chì lẫn chài nếu mùa mưa không đến sớm hơn.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, ông Tạ Minh Ðương nói: “Hai đầm cá bổi của tôi đang ở giai đoạn 4 tháng tuổi, cần phải thay nước thường xuyên. Nhưng hiện nay, tất cả ao, đìa, kinh, rạch đều đã khô cạn, nguồn nước dự trữ cũng không còn nên thời gian gần đây xảy ra hiện tượng cá chết rải rác. Nếu thời tiết nắng nóng như thế này kéo dài thì cá sẽ hao hụt rất nhiều".

Do nắng hạn kéo dài, lượng nước trong các ao đầm đều đã khô cạn, không chỉ ảnh hưởng đến những hộ đang nuôi cá bổi mà đối với những hộ đang chuẩn bị đầu tư nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác ép giống.

ao thieu nuoc

Hạn mặn làm ao đầm nuôi cá bổi bị kiệt nước

Ông Lý Thanh Tùng ở thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời cho biết: "Mọi năm, tháng này gia đình tôi cũng như bà con ở đây đều đã ép cá bổi giống, thậm chí thả nuôi được 1 - 2 tháng. Năm nay đến thời điểm này chưa có giọt nước nào nên bà con đành phải chờ mưa xuống mới bắt đầu ép con giống”. Cũng trong tình trạng treo đầm chờ nước, ông Trịnh Thành Văn chia sẻ: "Một số bạn nuôi cùng địa phương, vì sốt ruột sợ trễ vụ không thu hoạch được ngay dịp Tết sẽ mất giá, họ đã mua con giống ở nơi khác đưa về nuôi. Không biết vì giống kém chất lượng hay môi trường khắc nghiệt quá mà nhiều hộ thiệt hại gần gần hết. Ban đầu tôi cũng có ý định mua giống về thả nhưng thấy nắng hạn khiếp quá, không dám làm. Cũng may, chứ không tiền triệu theo hạn mặn đi luôn rồi”, ông Văn nói. Cà Mau có hơn 300ha diện tích nuôi cá bổi, tập trung chủ yếu ở huyện Trần Văn Thời với trên 200ha. Diện tích thả nuôi trên địa bàn hiện nay chưa đạt 50%. Theo dự báo của ngành chức năng, tình hình nắng nóng vẫn đang phức tạp, khoảng một tháng nữa mới vào vụ mưa thuận, khi đó người dân bắt đầu thả nuôi sẽ thuận lợi hơn.

Báo Nông Nghiệp VN, 19/05/2016
Đăng ngày 20/05/2016
Trần Hiếu
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 06:43 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 06:43 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 06:43 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:43 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 06:43 24/12/2024
Some text some message..