Để giải quyết những vấn đề này cần tìm kiếm các nguồn protein bền vững mới. Vẹm xanh, sao biển, và rong biển được xem là protein phù hợp với các loại thức ăn trong tương lai.
Vẹm xanh
Vẹm xanh có thể được nuôi trên các dòng chảy của biển, nơi ấu trùng tự nhiên phát triển và bám vào dây, ống nhựa hoặc lưới vào cuối mùa xuân. Chúng góp phần lọc nước biển cho tảo, chúng có thể được thu hoạch khi mùa đông đến trước khi nước bị đóng băng. Khi thu hoạch vẹm xanh cần chế biến trước khi bảo quản.
Ở Đan Mạch có thể tạo ra 15.000 tấn thịt vẹm khô mỗi năm. Các trại nuôi vẹm phải nằm trong nguồn nước giàu chất dinh dưỡng và đáp ứng các quy định về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của EU.
Một thí nghiệm ở Đan Mạch sử dụng trang trại nuôi vẹm trên 18 ha cho thấy sản lượng hàng năm là 61 tấn vẹm tươi / ha. Và việc nuôi vẹm này giúp loại bỏ 600-900kg nitơ (N) và 30-40kg phốt pho (P) trên một ha trang trại. Ngoài việc loại bỏ N và P trong nước biển chúng cũng đóng vai trò quan trọng giảm sự phú dưỡng của nước biển.
Thành phần dinh dưỡng trong bột vẹm xanh
Bột vẹm xanh có hàm lượng protein thô 58-66%, chất béo thô từ 12-16% và một lượng tương đối lớn các acid béo như omega-3 (EPA) và docosahexaenoic (DHA) trong nguyên liệu thô. Vẹm xanh cũng chứa β caroten, lutein A, zeaxanthin và astaxanthin.
Sao biển
Việc sử dụng con sao biển cho gia súc không phải là mới. Trong chiến tranh thế giới thứ II sao biển đã được đưa vào làm thức ăn gia súc và một vài thí nghiệm đã được tiến hành để ghi nhận tác động của đặc biệt đối với gia cầm.
Tại Đan Mạch, sao biển bị bắt để làm thức ăn cho đến giữa những năm 1980 khi có vấn đề với bệnh bò điên (TSE) trên động vật nhai lại.
Những thách thức đối với việc sử dụng thức ăn của con sao biển. Kể từ tháng 7 năm 2017, con sao biển đã được EU chấp nhận như là một thành phần thức ăn cho lợn và gia cầm. Bột biển sao biển được phân loại theo nhóm cùng với cá.
Nhưng thật không may bởi những hạn chế trong luật TSE, làm cho ngành thức ăn gia súc khó có thể sử dụng bột sao biển bởi vì bột sao biển không thể được lưu trữ và xử lý trong các cơ sở có liên quan đến thức ăn cho động vật nhai lại, mặc dù con sao biển là động vật không xương sống và an toàn.
Thành phần dinh dưỡng trong bột sao biển
Hàm lượng protein thô 38-70%, hàm lượng Ca khoảng 20-42% tùy theo mùa, hàm lượng chất béo là 9-11% và các axit béo không bão hòa cũng được tìm thấy trong vật chất khô.
Rong biển
Châu Á sản xuất 99% trong số 25 triệu tấn rong tươi được sản xuất hàng năm trên toàn thế giới. Tại Châu Âu, nước sản xuất rong biển lớn nhất là ở Na Uy và Pháp. Rong biển châu Âu thường được thu thập bằng tay từ môi trường sống tự nhiên nhưng cũng có thể canh tác trên các trang trại bằng dây thừng, đòi hỏi rất nhiều công sức và lao động.
Rong biển chủ yếu dùng cho người, ở dạng rong biển tươi hoặc chiết xuất. Tiềm năng sản xuất rong biển phụ thuộc vào chất lượng nước biển, yêu cầu môi trường có độ mặn cao, nhiệt độ thấp và nước trong để ánh sáng mặt trời chiếu xuống. Các điều kiện này quyết định sản lượng hàng năm trong khoảng từ 3 đến 30 tấn trọng lượng tươi / ha.
Giá trị dinh dưỡng của rong biển khác nhau tùy từng loài. Tảo bẹ và rau diếp biển được coi là có tiềm năng sản xuất lớn nhất trong vùng biển Đan Mạch. Tảo biển là một loại tảo màu nâu có chứa 14-30% tro và hàm lượng protein thô 7-13% trong chất khô. Nồng độ natri, kali và iốt cao.
Rau diếp biển là một loại tảo xanh với hàm lượng protein thô hơn 15% và một số axit amin gần với bột đậu nành. Nó có hàm lượng lưu huỳnh, canxi, magiê, natri và clorua cao.
Dựa trên hàm lượng chất dinh dưỡng, rong biển nói chung có thể được gọi là nguồn protein. Và điều rất quan trọng là các hợp chất có hoạt tính sinh học sẽ được tính đến khi xử lý rong biển thành các sản phẩm cuối cùng.
Các phương pháp chế biến thành thức ăn
Bột Vẹm xanh, rong biển và sao biển
Để sử dụng được vẹm xanh, rong biển và biển làm nguyên liệu thức ăn chúng phải được chế biến.
Sản xuất dạng bột khô là một phương pháp bảo phổ biến nhưng vẫn còn có những thách thức lớn. Sao biển và rong biển rất đơn giản để chế biến thành bột khô. Riêng vẹm xanh sẽ khó khăn hơn để xử lý do chúng có vỏ.
Khi sử dụng vẹm xanh cho thức ăn lợn, cần tách thịt ra khỏi vỏ. Loại bỏ vỏ vẹm bằng cách đun sôi là phương pháp phổ biển để làm thực phẩm con người. Tuy nhiên trong quá trình đun sôi, có nguy cơ mất cả protein lẫn lipid. Các phương pháp chế biến khác để loại bỏ vỏ có thể dựa trên phân tách vật lý: lắng cặn của vẹm tươi khi nghiền nhỏ hoặc ép... Ở Thụy Điển, công việc chế biến vẹm xanh thành bột đã dẫn đến một bằng sáng chế về việc tách thịt và vỏ bằng cách thuỷ phân qua trung gian.
Sao biển không thích hợp cho việc thủy phân acid vì hàm lượng canxi cacbonat cao. Lên men bằng việc sử dụng vi khuẩn lactic có ảnh hưởng tích cực lên thành phần của vi khuẩn đường ruột. Rong biển tương đối dễ lên men vì nó chứa nhiều carbohydrate.
Báo cáo gốc tại: Allaboutfeed