Nguyên liệu cá tra sẽ không thiếu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

pham anh tuan
Ông Phạm Anh Tuấn. Ảnh: NH

Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

 Ông Tuấn đã trao đồi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này.

Các doanh nghiệp thủy sản than phiền việc giải quyết kháng sinh tồn dư trong con tôm đang khiến họ mất nhiều cơ hội phát triển ở thị trường truyền thống, bao gồm Nhật Bản. Là người chịu trách nhiệm chính về phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp thủy sản, ông có ý kiến gì?

- Ông Phạm Anh Tuấn: Đúng là trong hai năm qua, mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã gặp không ít khó khăn vì rào cản Ethoxyquin khiến giá bán vào thị trường này giảm mạnh. Chúng ta đều biết Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Do đó, những lo lắng của doanh nghiệp cũng là điều bình thường và đáng cảm thông.

Tuy nhiên, sang năm 2013, tôi xin khẳng định là vấn đề chất kháng sinh Ethoxyquin trong con tôm sẽ không còn là mối bận tâm của doanh nghiệp nữa. Hiện Tổng cục thủy sản đã tìm được giải pháp thích hợp để giải quyết Ethoxyquin trong con tôm trước khi bán cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cung cấp bột cá cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản cũng đã cam kết sẽ dùng một chất khác để chống oxy hóa cho bột cá thay vì Ethoxyquin như trước đây.

Theo kế hoạch, trong quí 1-2013 Tổng cục thủy sản sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành để tập huấn cho người nuôi tôm làm sao để giải quyết được Ethoxyquin trong tôm trước khi thu hoạch.

Cũng có thông tin cho rằng, năm 2013 sẽ có thêm một số nước kiểm tra chất kháng sinh trong thủy sản Việt Nam. Vậy, giải pháp của Tổng cục thủy sản là gì?

- Năm 2013 được Bộ NN&PTNT lên kế hoạch là năm dành cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và ngành thủy sản nằm trong kế hoạch này. Bộ NN&PTNT nhận định rằng, việc tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp là kém nhất mặc dù đây là khâu quan trọng nhất để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Do đó, trong năm 2013 ngành thủy sản sẽ có những thay đổi trong khâu nuôi trồng thủy sản.

Hiện chúng ta có hàng trăm ngàn hộ nuôi tôm nhỏ lẻ và không có hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phù hợp nên dịch bệnh lan tỏa rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, năm 2013 sẽ xây dựng lại hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản, tập hợp các hộ nuôi tôm, cá tra lại với nhau để cùng mua con giống, thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành vì mua số lượng lớn sẽ rẻ hơn.

Để ngành thủy sản hướng đến sản xuất bền vững thì phải có thời gian. Trong khi đợi một quy hoạch bền vững, chúng ta phải tùy cơ ứng biến với từng thời điểm.

Hiện nhiều hội viên của Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng có truyền mệng câu nói "thả nuôi thì chết từ từ, không vốn thì chết hết". Ông nghĩ gì về câu nói này?

- Vốn cho ngành thủy sản là câu chuyện thường xuyên được nhắc đến nhiều trong năm qua. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ có chính sách giản nợ tối đa 24 tháng cho người nuôi trồng thủy sản.

Còn nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến cá tra thì sao? Liệu có thiếu không, thưa ông?

- Nguồn nguyên liệu cá tra sẽ không thiếu cho các nhà máy chế biến. Lâu nay, chúng ta hay nghe các thông tin đại chúng phản ánh người nuôi cá bỏ ao vì thiếu vốn nhưng xem lại tổng kết của Bộ NN&PTNT thì diện tích nuôi cá tra mấy năm nay không giảm. Hiện nuôi cá không còn dành cho nông dân mà dành cho những doanh nghiệp, người có tiền.

Chúng ta chỉ tính đến phần diện tích nuôi cá tra do người dân treo ao mà quên tính số diện tích do các doanh nghiệp mở rộng thêm. Cá tra đang đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nuôi để chủ động với tình hình kinh doanh. Tôi tin nguồn cá tra nguyên liệu không thiếu là căn cứ trên cơ sở đó.

Như ông đã nói ở trên rằng đã có biện pháp để giải bài toán Ethoxyquin và doanh nghiệp đã chủ động được vùng nguyên liệu. Vậy mục tiêu mà trong năm 2013 mà Tổng cục thủy sản đặt ra là như thế nào?

- Trong năm 2013, một nghị định sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ sớm ban hành sẽ giúp con cá tra đi vào ổn định. Chúng tôi vẫn tin tưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sẽ trên 6,5 tỉ đô la Mỹ là căn cứ trên những gì đã nói ở trên.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2012, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 1% so với năm 2011 nhưng không đạt mục tiêu 6,5 tỉ đô la Mỹ đề ra từ đầu năm.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 01/01/2013
Ngọc Hùng
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 13:31 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 13:31 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 13:31 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 13:31 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:31 07/11/2024
Some text some message..