Nguyên liệu thủy sản mắc kẹt với quy định kiểm dịch

VASEP cho biết những quy định kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu tại cảng đang khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Nếu chờ kiểm dịch, container thủy sản bị ách tắc. Còn nếu doanh nghiệp mang hàng về kho thì không biết khi nào mới được kiểm dịch.

thủy sản ách tắc
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc xuất, nhập khẩu thủy sản đều bị ách tắc (Ảnh: Sài Gòn Giải phóng)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong tuần cao điểm bị tác động của đại dịch COVID-19 tại TP HCM và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều lô nguyên liệu thủy sản nhập khẩu về Việt Nam đã ách tắc tại các cảng, trong khi các nhà máy đang không có nguyên liệu cho sản xuất.

Nguyên dân là tình hình chống dịch khó khăn, Cơ quan Thú y Vùng 6 chỉ chấp nhận kiểm dịch các lô hàng thủy sản tại cảng. Còn trường hợp doanh nghiệp mang hàng về kho của doanh nghiệp (theo quy định từ trước tới nay) thì phải chờ đến hết dịch COVID-19, cán bộ thú y mới tới kiểm hàng được. Điều này bất khả thi cho sản xuất kinh doanh.

Trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn và chi phí nếu để hàng ở cảng chờ như quy định. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc lưu thông vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương cũng đang rất kẹt.

Do đó, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất Bộ NN&PTNT và Cục Thú y có phương án hỗ trợ cho việc duy trì sản xuất kinh doanh, lưu thông được hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh COVID-19 hiện nay.

Cụ thể là cần có quyết định tạm thời về cơ chế miễn - giảm kiểm tra nhập khẩu dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro và lịch tuân thủ của doanh nghiệp.

Nói về quy định kiểm dịch trong cuộc họp với Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết sản phẩm thủy sản nhập khẩu chế biến làm thực phẩm (đông lạnh, hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền…) hiện nay vẫn tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch.

Trong khi ngành hàng thủy sản chỉ có thể duy trì được năng lực cạnh tranh khi có nguồn nguyên liệu tốt và hợp pháp.

"Khi Việt Nam có năng lực chế biến mạnh, bên cạnh việc chủ động nguyên liệu trong nước, chúng ta có thể nhập khẩu để bổ sung nguyên liệu sản xuất.

VASEP kiến nghị với Bộ NN&PTNT rà soát văn bản liên quan đến kiểm tra nhập khẩu để các sản phẩm chế biến dùng làm thực phẩm cho người đảm bảo an toàn thực phẩm và gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản", ông Nam nói.

Doanh Nghiệp Niêm Yết
Đăng ngày 20/07/2021
Hoàng Anh
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:29 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:29 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:29 09/11/2024
Some text some message..