Nguyên nhân cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ

Thời tiết trong giai đoạn giao mùa, nắng mưa xen kẽ, những ao thâm canh thường có hiện tượng cá nổi đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, cần tìm hiểu và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ
Hiện tượng cá nổi đầu

Cá nổi đầu do thiếu ôxy

cá nổi đầu, nguyên nhân cá nổi đầu, bệnh trên cá, cá nổi đầu vì sao

Biểu hiện

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các vi sinh vật hiếu khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước hoặc có thể do mật độ tảo quá dày về ban đêm khi tảo hô hấp hoặc khi tảo tàn phân hủy mạnh gây ra hiện tượng thiếu ôxy cục bộ vào thời điểm nửa đêm về sáng.

Ôxy trong ao được hình thành từ sự khuếch tán không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, thiết bị sục khí, máy quạt nước… Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hâp của cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao… Ôxy hòa tan có vai trò thiết yếu cho sinh vật thủy sinh phát triển, là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng ô xy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt.

Thiếu ôxy hòa tan nhẹ: Cá nổi đầu mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay khi mặt trời lên thì hết nổi đầu. Cá phân tán ở các nơi trong ao, miệng cá vừa há vừa đớp, trực tiếp hớp lấy ôxy trong không khí trên mặt nước một cách bình tĩnh.

Thiếu ôxy hòa tan nặng: Cá nổi đầu ngay cả ban đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao; khi có tiếng động cá không quẫy cũng không chìm; khi mặt trời lên cá vẫn nổi đầu.

Giải pháp

Để khắc phục tình trạng này, cần kiểm soát lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi vào lúc nửa đêm về sáng bằng cách bố trí máy sục khí tạo ôxy hòa tan, máy thổi khí, quạt nước… Hoặc có thể bơm thêm từ 30 - 50 cm nước vào trong ao và tùy tình hình cá nổi đầu do thiếu ôxy nặng hay nhẹ mà có thể quyết định cho cá dừng ăn 1 - 2 ngày.

Khi cá bị nổi đầu do thiếu ôxy thì tốt nhất là không bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng vào trong ao nuôi. Đồng thời, cứ 15 - 20 ngày dùng vi sinh xử lý đáy, vi sinh đáy để kiểm soát vi sinh vật trong ao và lượng hữu cơ tồn đọng ở đáy ao nuôi. Bên cạnh đó, luôn kiểm soát tốt các loại tảo độc trong ao như tảo lam, tảo đỏ, tảo mắt bằng thuốc diệt tảo, vi sinh đáy tránh hiện tượng tảo tàn gây thiếu ôxy hòa tan vào sáng sớm.

Cá nổi đầu do bị trúng độc

cá nổi đầu, nguyên nhân cá nổi đầu, bệnh trên cá, cá nổi đầu vì sao

Biểu hiện

Cá bơi lội không định hướng, chao đảo rồi hôn mê, khi cá bị nặng thì toàn thân chuyển màu thâm đen, tăng độ nhớt, mất năng lực hoạt động mà chết. Cá bị trúng độc sẽ khiến chết hàng loạt, thậm chí là cả ao nuôi nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Các ao nuôi hay bè nuôi, cá bị chết do nước thải từ các nhà máy thải ra khu vực nuôi, những chất thải này thường chứa kim loại nặng, độc tố cao làm cá chết nhanh.

Với trường hợp cá nuôi bị nhiễm khí độc từ đáy ao như H2S, NH3, NO2, CH4…; do đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, quá trình hô hấp yếm khí tạo ra các khí độc.

Giải pháp

Trường hợp cá bị chết do nguồn nước thải, ở mức độ nhẹ có thể dùng chế phẩm giải độc nước như Yucca giúp hấp thụ khí độc kết hợp ôxy viên, ôxy viên bố trí bơm nước thêm vào ao, thay nước mới, máy sủi, máy sục, máy thổi khí để cung cấp ôxy cho ao, lồng bè nuôi giải độc cho cá.

Với trường hợp cá bị nhiễm khí độc từ đáy ao nuôi, thì cần dừng ngay việc bón phân chuồng, phân xanh nước thải chăn nuôi xuống ao, sục khí đáy ao bằng các loại máy sục khí đáy, sục khí chìm, máy thổi khí đáy giúp cung cấp ôxy, ngăn chặn việc hô hấp yếm khí, giải phóng khí độc đáy ao, dùng các chế phẩm vi sinh xử lý đáy, men xử lý đáy để phân hủy triệt để nguồn hữu cơ, hấp thu khí độc. Thay nước mới với lượng 30 - 50 cm.

TCTS
Đăng ngày 27/11/2017
Vân Anh (Tổng hợp)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:38 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:38 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:38 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:38 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:38 29/03/2024