Nguyên nhân gây tổn thương gan tôm và biện pháp bảo vệ

Bài viết cung cấp các nguyên nhân gây tổn thương gan tôn và những biện pháp ngăn ngừa bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng.

Nguyên nhân gây tổn thương gan tôm và biện pháp bảo vệ
Bảo vệ gan tôm giúp kiểm soát bệnh EMS trên tôm. Ảnh: allaboutfeed

Trong những bệnh liên quan đến gan tôm thì EMS là bệnh phổ biến - nguyên nhân chính gây tử vong cho tôm nuôi ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Hội chứng tử vong sớm (EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). EMS là một căn bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 90% trong những năm gần đây.

Triệu chứng tôm bị nhiễm EMS

• Tôm bị nhiễm EMS chuyển sang màu sắc nhợt nhạt với tôm thẻ, tôm sú khi nhiễm EMS thường sậm màu hơn.

• Gan teo lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.

• Vỏ trở nên mềm.

• Ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.

• Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.

Gan và tuyến tụy còn được biết đến là tuyến tiêu hóa, chức năng chính của nó là tiêu hóa các enzym, hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng, tạo ra yếu tố đông máu, chuyển hóa các loại vitamin, chất béo, protein, hormone. Một khi gan tụy có vấn đề, nó sẽ dẫn đến bệnh viêm gan mãn tính và biến chứng nghiêm trọng. Bệnh EMS là bệnh về gan tôm. Do đó để kiểm soát bệnh EMS thì việc bảo vệ gan và tuyến tụy của tôm đã trở thành một ưu tiên hàng đầu.

Các nguyên nhân gây tổn thương gan và tuyến tụy tôm:

bệnh EMS trên tôm

1. Chất lượng thức ăn

Việc sử dụng thức ăn kém chất lượng không đủ vitamin chất béo, hoặc thức ăn bảo quản không đúng cách, dễ mốc, làm phát sinh nhiều độc tố như mycotoxin hay Aflatoxin… Tôm ăn những loại thức ăn này rất dễ gây viêm gan, kết hợp với tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài có thể dẫn đến một số lượng lớn tôm chết.

Bệnh cạnh đó thức ăn có hàm lượng đạm và năng lượng cao cho ăn dư thừa cũng là một gánh nặng cho gan tôm. Cho ăn lượng thức ăn không phù hợp, quá nhiều hoặc quá ít, sẽ gây ra áp lực tiêu hóa cho gan và tuyến tụy của tôm làm bệnh tôm rất dễ khởi phát, tỷ lệ mắc các triệu chứng phổ biến nhất là sưng gan.

2. Vấn đề về chất lượng nước

Tôm nuôi chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học đồng thời những điều kiện này phải luôn ổn định. Chất lượng nước kém hay biến động đột ngột tôm sẽ rất dễ bị mầm bệnh tấn công. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước như sau:

(1) Vi sinh vật: Vi khuẩn trong môi trường và vi khuẩn đường ruột luôn tác động qua lại với nhau qua các hoạt động tiêu hóa, thức ăn đi vào ruột, nước di chuyển qua đường miệng… Nếu vi sinh vật trong nước là vi sinh vật có lợi sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe tôm, nhưng nếu hệ vi sinh vật trong nước chứa nhiều vi khuẩn có hại như V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus chúng sẽ gây bệnh cho tôm.

(2) Độc tố: Độc tố tảo, độc tố vi khuẩn, độc tố nấm mốc, gốc tự do, nitơ amoniac, nitrit và các chất độc hại khác khi vào gan, tăng sự giải độc của gan dẫn đến rối loạn chức năng hoặc hư hỏng gan.

(3) Thay đổi độ mặn: Lấy tôm thẻ chân trắng P. vannamei làm ví dụ, độ mặn tăng trưởng tối ưu của để đảm bảo sự tăng trưởng, sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống coi là lý tưởng là từ 15 đến 25 ‰ (Boyd, 1989), nhưng có nhiều ao nuôi ở độ mặn thấp hoặc cao hơn.

(4) Kim loại nặng: Các bể nuôi tôm sử dụng nước biển từ môi trường, và nếu nước này giàu kim loại, thì sẽ làm tăng sự đào thải và tích lũy các kim loại này đồng thời gây stress oxy hóa làm tôm dễ nhiễm bệnh.

(5) Nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến rối loạn chuyển hóa của tôm và giảm hoạt động của enzym chống oxy hóa của tôm và gan tụy. Sự thay đổi nhiệt độ càng nhiều, tôm càng dễ bị tổn thương do oxy hóa, dẫn đến giảm sức đề kháng của bệnh và gây chết tôm.

3. Tình trạng gan tôm

Có những loại thuốc bán trên thị trường có thể tăng cường chức năng gan. Trong nhiều trường hợp, nông dân nuôi tôm, sử dụng một số loại thuốc, nhưng không sử dụng đúng cách và liều lượng cũng sẽ gây gánh nặng cho gan tôm. 

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng?

1. Bảo quản thức ăn đúng cách nhằm ngăn ngừa nấm mốc;

2. Điều chỉnh chất lượng nước phù hợp cho sự phát triển của tôm, luôn luôn quan tâm về sự thay đổi của độ mặn, thường xuyên loại bỏ chất thải, tảo và vi sinh vật có hại trong nước.

3. Cho ăn hợp lý, vừa phải.

4. Sử dụng hợp lý các sản phẩm gan. Sử dụng acid mật để bảo vệ gan tôm.

Bảo vệ gan tôm bằng acid mật (bile acids)

Axit mật là các axit steroid được tìm thấy chủ yếu trong mật của động vật có vú và các động vật có xương sống khác. Acid mật giúp cải thiện các triệu chứng hồng gan, trắng gan do vi khuẩn và đen gan do kim loại nặng hoặc vàng gan do rối loạn chuyển hóa.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy bổ sung acid mật cho tôm giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe đường ruột và gan tôm, kích hoạt enzyme lipase, thúc đẩy chất béo và hấp thu chất béo hòa tan, giải độc, cải thiện hệ miễn dịch (theo Dr Wei Zhang, Shandong Longchang 2018).

Theo các thí nghiệm của Phòng thí nghiệm Nuôi trồng thủy sản của Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, được thực hiện trên tôm thẻ chân có trọng lượng 0,30 ± 0,02g, các hoạt động của lipase và lysozyme của nhóm thử nghiệm cao hơn đáng kể so với nhóm hoạt động của nhóm chứng bổ sung 0,3% cholesterol và 0,2% nhóm tôm được bổ sung axit mật có hiệu suất tăng trưởng tốt hơn. Điều này cho thấy rằng axit mật giúp cải thiện việc sử dụng cholesterol trong thức ăn và tiết kiệm khoảng 50% cholesterol.

Động vật giáp xác, đặc biệt là tôm, đòi hỏi cholesterol và axit mật ở tất cả các giai đoạn phát triển do đó, việc bổ sung axit mật vào thức ăn tôm và cua có thể thúc đẩy hiệu sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Axit mật cũng có khả năng chống stress mạnh, có thể cải thiện mức độ SOD, GSH-Px và GR, cải thiện tỷ lệ sống, để đảm bảo sức khỏe của tôm.


Đăng ngày 06/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:03 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:03 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:03 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:03 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:03 30/11/2024
Some text some message..