* Chẩn đoán đúng bệnh:
Trong quá trình nuôi thuỷ sản phải thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và phát hiện sớm bệnh qua kinh nghiệm nuôi hoặc đưa mẫu đi xét nghiệm để xác định xem thuỷ sản nuôi mắc bệnh gì, tác nhân nào gây bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu % để có biện pháp xử lý phù hợp
* Sử dụng đúng thuốc:
Khi đã chẩn đoán chính xác bệnh thì phải sử dụng đúng thuốc đặc trị bệnh đó, không được sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho thuỷ sản. Chẳng hạn khi cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột thì dùng thuốc tím( KMnO4) phun xuống ao sau đó dùng TCCA ném xuống ao để cải thiện môi trường nước hoặc khi tôm bị bệnh mềm vỏ đây là bệnh liên quan đến dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm men đường ruột, chất khoáng, axitamin, VitaminC.
* Sử dụng thuốc đúng liều:
Khi đã chọn được thuốc để điều trị bệnh thì người nuôi còn phải biết liều lượng sử dụng cho từng loại bệnh, nếu bệnh nhẹ thì dùng liều thấp, bệnh nặng phải dùng liều cao hơn nhưng phải xem liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra còn phải kết hợp với tình hình thực tế tại ao nuôi có môi trường tốt hay xấu, diễn biến thời tiết ra sao để xác định được liều thuốc sử dụng tốt nhất
* Sử dụng đúng lúc
là lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, nhưng phải chú ý đến thời điểm động vật thuỷ sản đang có sức khoẻ tốt nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất. Chẳng hạn khi trộn thuốc vào thức ăn để trị bệnh cho thuỷ sản thì phải chú ý trộn vào thời điểm mà thuỷ sản ăn mạnh nhất thì sẽ tận dụng được hết lượng thuốc. Như vậy sử dụng đúng lúc có nghĩa là phải điều trị kịp thời khi mới phát hiện bệnh không để mầm bệnh tồn tại lâu trong ao nuôi, nếu mầm bệnh xuất hiện gặp điều kiện môi trường không thuận lợi, sức đề kháng của vật nuôi yếu thì mầm bệnh phát triển rất nhanh sẽ rất khó khống chế trong môi trường nước
Thuốc, hóa chất dùng để phòng điều trị bệnh cho thuỷ sản phải được sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, sử dụng đúng thời điểm với liều lượng phù hợp. Chẳng hạn khi dùng vôi để cải tạo ao nuôi cá nước ngọt thì sử dụng vôi bột với lượng 10-15kg, nhưng khi sử dụng để rải trên bờ ao sau mỗi trận mưa nhằm ổn định môi trường ao nuôi thì dùng 1-2 kg/ 100m2 . Hoặc khi sử dụng phân hoặc chế phẩm để gây màu nước cho ao nuôi tôm thì phải dùng vào lúc 8-9h sáng khi có ánh nắng mặt trời thì vi sinh vật phát triển tốt hơn
Như vậy để hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra bình thường trong suốt quá trình nuôi thì người nuôi thủy sản phải áp dụng nguyên tắc “5 đúng” trong phòng và trị bệnh thủy sản. Có như vậy mới góp phần tăng hiệu quả phòng, trị bệnh và từ đó nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.