Top 3 bệnh nguy hiểm tạo nên thách thức lớn trong ngành nuôi tôm hiện nay là đốm trắng WSSV, hoại tử gan tụy cấp tính EMS và bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon gây ra. Đã đến lúc người nuôi tôm công nghiệp ở Châu Á cần phải thay đổi tư duy, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và sự an toàn của tôm trong môi trường ô nhiễm, nhiều mầm bệnh trú ẩn.
Các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh của tôm ở các nước Châu Á
80% trại nuôi tôm ở Châu Á có quy mô nhỏ, thiếu vốn. Do đó, việc kiểm định giống trước khi ra khỏi nơi sản xuất cũng như trước khi thả rất lỏng lẻo có khi đến mức không hề có bất cứ kiểm tra nào.
Có nhiều hệ thống nuôi mở, nuôi kín, mô hình thâm canh, bán thâm canh trong cùng một khu vực nhưng lại dùng chung một nguồn nước. Nếu dịch bệnh xảy ra sẽ lây lan một cách nhanh chóng giữa các hộ nuôi.
Việc đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi còn yếu và cũng khá tốn kém. Mặc dù việc chẩn đoán hầu như là miễn phí nhưng người nuôi hưởng ứng còn chậm hoặc không mấy quan tâm kết quả.
Việc tiêu hủy cũng không bắt buộc đối với đàn vật nuôi nhiễm bệnh nên mầm bệnh vẫn tồn tại và lây lan để gây bệnh về sau.
Phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh
Một số cách hiệu quả để phòng ngừa những nguy cơ trên:
- Lót bạt đáy ao.
- Thiết lập hệ thống thu dọn chất thải, thức ăn thừa, vỏ tôm lột ngay trong lòng ao.
- Quản lý đáy ao chặt chẽ hơn bằng hệ thống thu dọn chất thải và hệ thống sục khí đáy.
- Thường xuyên vệ sinh và sửa chữa lớp bạt đáy.
- Nước phải được xử lý trước khi cho vào ao cũng như trước khi thải ra môi trường.
- Đặt lưới chắn thiên địch, cua, chim cò.
- Con giống trước khi thả phải được kiểm tra, chọn lọc qua di truyền để nâng cao khả năng kháng bệnh.
- Tuy nhiên, trước tiên cũng cần trang bị đầy đủ các kiến thức về các bệnh mà tôm hay gặp phải.
- Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi thường xuyên; chú ý đảm bảo an toàn sinh học.
- Chọn lọc thức ăn và các sản phẩm bổ sung cho đường ruột tôm khỏe.
- Tốt nhất nên chọn dòng tôm kháng mầm bệnh để nuôi.
- Chuyển đổi sang nuôi hệ thống khép kín và quản lý nước một cách nghiêm ngặt nếu có điều kiện.
Không có gì đáng ngạc nhiên, khi các nghiên cứu về khả năng bùng phát dịch bệnh của tôm gần đây cho thấy, các trại nuôi với quy mô thấp, không đầu tư nhiều thì dịch bệnh xảy ra với xác suất cao hơn nhưng tổn thất thường thấp. Và đương nhiên, khi nuôi hệ với thống sản xuất có mức đầu tư cao thì xác suất dịch bệnh xảy ra thấp hơn nhưng thiệt hại lại rất lớn.
Diệt trừ mầm bệnh tận gốc chắc chắn là không thể. Bên cạnh đó, khả năng biến đổi của virus và sự thay đổi độc lực của vi khuẩn cũng là mối nguy hại lớn hiện nay. Việc tốt nhất có thể làm bây giờ là triển khai các chương trình quản lý và kiểm soát một cách tốt hơn để giảm thiểu cường độ và tần suất của dịch bệnh
Cần chuẩn bị sẳn các công cụ giám sát và phát hiện sớm các mầm dịch mới có nguy cơ xảy ra. Khi nuôi trồng thủy sản phát triển trên quy mô toàn cầu, áp lực lớn hơn từ môi trường đối với vi khuẩn và virus, các chủng mới sẽ xuất hiện với độc lực cao hơn.
Một mối nguy cơ có thể đe dọa ngay thời điểm hiện nay là virus SHIV (shrimp hemocyte iridescent) thuộc họ Iridoviridae đang gây thiệt hại lớn cho tôm thẻ chân trắng tại Trung Quốc. Cần cảnh giác và xét nghiệm đầy đủ để phát hiện kịp thời virus này trong bất kỳ khu vực nuôi nào.
Nguy cơ đương nhiên sẽ có nhưng việc thực hiện các công nghệ mới và quản lý một cách tốt hơn sẽ có thể hạn chế rủi ro và tạo ra hệ thống nuôi bền vững hơn.
Một số nguyên tắc quan trọng cần thực hiện:
- Liên tục cải tiến để tăng cao hiệu quả nuôi trồng.
- Áp dụng công nghệ di truyền để nhân giống tôm khỏe và có khả năng kháng bệnh cao. Thực hiện các phương pháp chẩn đoán phân tử DNA có tính nhạy cao, phát hiện sớm tác nhân gây bệnh và tìm ra đồng thời nhiều bệnh.
- Theo dõi sức khỏe tôm hằng ngày bằng phương pháp cảm quan để phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường xảy ra.
- Sửa đổi các cách thức nhằm mục đích thương mại hóa sản phẩm như cắt mắt tôm để kích thích sinh trưởng và thay thế bằng các phương pháp nhân văn hơn.
Theo Rachel Aninakwah