Nhà nhà nuôi tôm và nỗi lo suy thoái môi trường

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển mạnh mẽ về diện tích và sản lượng nuôi trồng trên quy mô lớn cùng với hàng trăm cơ sở chế biến xuất khẩu.

ao nuôi tôm
Nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Ngoại Tý, Tepbac.

Từ đó, phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường... cần được xử lý triệt để, nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo thống kê, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long  gia tăng nhanh chóng, cụ thể là: Năm 2000 diện tích 445.300ha, với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn, năm 2005 diện tích 685.800ha với tổng sản lượng là 983.384 tấn...Đến năm 2010, quy hoạch nuôi trồng thủy sản đạt 649.430ha -thủy sản nước mặn, nước lợ và 366.590 ha- thủy sản nước ngọt...Định hướng quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 812.000ha, gồm: Nuôi nước mặn lợ là 636.000ha, nuôi nước ngọt 176.000ha, sản lượng thủy sản đạt khoảng 3 triệu tấn. Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2030 trên 730.000 ha, sản lượng đạt khoảng 3,7 triệu tấn...

Có thể thấy rằng, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân, nhiều hộ có thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó là sự phát triển mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động môi trường, với quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đang là vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết, xử lý triệt đề mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Đồng bằng sông Cửu Long  là vùng tập trung các loại đất phèn nên khi đào đắp ao, vuông nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp, thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch, đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác dộng bởi quá trình oxy hóa, sẽ lan truyền phèn rất mãnh liệt, làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng. Thêm vào đó là các nguồn thải ra sông, rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi, chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển, nhất là trong các mô hình nuôi công nghiệp, đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ BOD, COD, nitơ, phốt pho... cao hơn tiêu chuẩn cho phép và xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+ và chỉ số vi sinh Coliforms, cho thấy nguồn nước thải này cần phài xử lý triệt để trước khi thải ra sông, rạch....

Đồng bằng Sông Cửu Long  hiện đang tồn tại  nhiều hình thức nuôi tôm, như: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán công nghiệp và công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa...Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc giàm năng suất là xuất phát từ việc phát triển nóng vội, không có quản lý và quy hoạch  cụ thể, dẫn đến làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, bệnh dịch phát sinh tràn lan không thể kiểm sóat được. Trong quy hoạch việc khoanh vùng nuôi, chọn mô hình nuôi chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc nên dễ bị biến động và quy hoạch phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện khách quan, thiếu tính khả thi.

Theo một chuyên gia nuôi tôm ở Sóc Trăng, để phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long , cần phài có các giải pháp thiết thực, đồng bộ, để khắc phục những khó khăn, tồn tại hiện nay, đó là: Vấn đề quy hoạch, cấp thoát nước, xử lý chất thải, nước thải, suy thoái môi trường, dịch bệnh và cơ chế chính sách.

Môi trường & Đô thị
Đăng ngày 26/09/2022
Yến Hoàng- Sang Tấn
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 19:16 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 19:16 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 19:16 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 19:16 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 19:16 28/03/2024