Nhân giống "lộc trời"

Ông Cao Văn Hạnh, cán bộ Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Bộ NN-PTNT), đã làm chủ được kỹ thuật nhân giống rươi - sản vật người dân vẫn gọi là “lộc trời”.

nhân giống rươi
Ông Hạnh bên những con rươi được nhân giống. Ảnh: Lê Tân

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi rươi thương phẩm

Trong khi nhiều hộ nuôi rươi ở Hải Phòng đang gặp khó khăn vì mất mùa rươi năm 2020, ông Cao Văn Hạnh và đồng sự vẫn tự tin. “Từ đầu vụ đến giờ, tôi đã vớt được hơn 6,8 tấn rươi. Còn 3 lần thu hoạch ở các đầm tại H.Tiên Lãng (Hải Phòng) và TP.Uông Bí (Quảng Ninh) nữa, kế hoạch thu 10 tấn rươi hoàn toàn có thể đạt được”, ông Cao Văn Hạnh hồ hởi chia sẻ về công việc nhân giống loại đặc sản này của mình.

So với rất nhiều nông dân đang "làm" rươi ở Hải Phòng, Hải Dương, ông Cao Văn Hạnh chỉ là người đi sau. Tuy nhiên, với lợi thế về kiến thức khoa học kỹ thuật, ông Hạnh đã và đang làm chủ việc sản xuất giống và canh tác rươi. Ông Hạnh cho biết: “Năm 2015 - 2017, tôi được Bộ NN-PTNT giao thực hiện đề tài phát triển thức ăn cho tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Rươi được coi là một trong những thức ăn rất tốt của tôm. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy giá trị của con rươi quá lớn cả về mặt kinh tế và dinh dưỡng nên đã đề xuất nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi rươi thương phẩm”.

Theo quan niệm dân gian, rươi sống trong đất, đến mùa sẽ nổi lên và sinh sản bằng cách tự đứt đoạn thân mình thành nhiều cá thể. Qua nghiên cứu và khảo sát, ông Hạnh khẳng định rươi sinh sản hữu tính, có con đực con cái. “Mùa sinh sản, rươi đực rươi cái nổi lên rồi theo thủy triều về phía cửa biển để sinh sản”, ông Hạnh cho biết.

Theo cách truyền thống, người dân dựa vào kinh nghiệm để đón nước chứa ấu trùng rươi và đưa vào ruộng. Rươi sinh sống, phát triển ở ruộng nuôi đến mùa rươi năm sau để người dân thu hoạch. Thực tế, dù đã có nhiều cải tiến, nhưng việc canh tác rươi bằng phương pháp truyền thống vẫn bấp bênh, dựa vào may mắn. “Ở môi trường tự nhiên, việc sinh sản của rươi bị tác động lớn của môi trường, nên nếu môi trường ô nhiễm, sản lượng sẽ giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc tự nhân giống được rươi cũng là để bảo tồn sản vật vốn đã biến mất ở nhiều vùng”, ông Hạnh chia sẻ.

Sẵn sàng chia sẻ công nghệ nhân giống rươi

Nắm rõ được bí mật của “lộc trời”, năm 2015, ông Hạnh và nhóm nghiên cứu về vùng đất ven sông Văn Úc ở xã Chiến Thắng, H.An Lão lập lều “dã chiến”, thuê đầm để sản xuất giống rươi. Sau 6 tháng trời lao động miệt mài, ông Hạnh và các cộng sự đã có được mẻ giống đầu tiên với 5 triệu ấu trùng.

Đúng lúc cần trải nghiệm thực tế thì ông Hạnh gặp được ông Vũ Văn Lưỡng, một người đã nhiều năm nuôi rươi ở xã Toàn Thắng, H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng. “Khi tìm đến nhóm nghiên cứu của anh Hạnh, tôi được tận mắt chứng kiến con đực, con cái rồi quá trình thụ tinh, ấp nở. Quá tuyệt vời, tôi bèn đề nghị anh Hạnh hợp tác với mình”, ông Lưỡng chia sẻ.

Ngay sau đó, 5 triệu con giống được ông Hạnh thả xuống diện tích 6 ha đầm nuôi của ông Lưỡng. Mùa thu hoạch năm 2016, lượng rươi mà ông Hạnh và ông Lưỡng thu được ở khu đầm này là 8,4 tấn, tăng 3 tấn trên cùng một diện tích nuôi so với năm trước đó. “Đây cũng là sản lượng rươi trên một đơn vị diện tích cao nhất thu được ở miền Bắc từ trước tới nay”, ông Hạnh khẳng định.

Kể từ đó đến nay, ông Vũ Văn Lưỡng tin tưởng tuyệt đối vào phương pháp nhân giống rươi mà ông Cao Văn Hạnh đã nghiên cứu, làm chủ. “Năm vừa rồi, tôi còn làm 1 ao nhân tạo với nền đất lót bạt để thả ấu trùng rươi xuống. Loại bỏ hoàn toàn việc có thể có ấu trùng rươi tự nhiên lẫn vào. Đến ngày 6.11, rươi ở ao nhân tạo đã nổi đầy mặt nước. Có thể khẳng định, con người hoàn toàn có thể làm chủ việc nhân giống rươi”, ông Lưỡng hồ hởi nói.

Chia sẻ về kỹ thuật nhân giống và canh tác rươi, ông Cao Văn Hạnh cho biết đã xây dựng một dự án hoàn thiện phương pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác, lấy nước, bổ sung thức ăn hữu cơ cho rươi. Bộ NN-PTNT đã nghiệm thu, phê duyệt và đang thực hiện. “Thực tế, tôi vẫn là người làm nghiên cứu. Tôi sẽ hoàn thiện đề án để nhà nước có thể chuyển giao cho người dân thực hiện. Việc nhân giống rươi sẽ đảm bảo đầu vào cho bà con”, ông Hạnh chia sẻ.

Hiện nay, ngoài việc mở rộng vùng nuôi rươi của mình, ông Cao Văn Hạnh và ông Vũ Văn Lưỡng luôn sẵn lòng giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm nuôi rươi, cũng như cung cấp con giống cho bất kỳ ai muốn phát triển kinh tế bằng loài đặc sản có giá trị cao này.

Năm nay, giá rươi thu mua tại ruộng ở Hải Phòng từ 350.000 - 400.000 đồng/kg.

Thanh Niên
Đăng ngày 13/01/2021
Lê Tân
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:36 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:36 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:36 09/11/2024
Some text some message..