"Nhập nhằng" giữa trồng trọt và nuôi tôm

Sau khoảng 15 năm triển khai, Dự án 230 ha nuôi thủy sản ở xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) vẫn còn “nhập nhằng” giữ trồng trọt và nuôi thủy sản.

"Nhập nhằng" trồng trọt và nuôi tôm
Huyện Tân Phú Đông đang xem xét ý kiến của người dân về Dự án 230 ha nuôi thủy sản ở xã Phú Đông.

Về khu vực thuộc Dự án 230 ha nuôi thủy sản ở xã Phú Đông vào những ngày đầu tháng 4, chúng tôi ghi nhận nhiều người dân thuê kobe đào ao để nuôi tôm.

Dẫn chúng tôi đi “thị sát” tại khu vực trên, lãnh đạo UBND xã Phú Đông cho biết, trước đây, huyện dự kiến điều chỉnh quy hoạch dự án chia làm 2 vùng trồng trọt và nuôi thủy sản riêng biệt nhưng do chậm điều chỉnh đã khiến hiện trạng vùng dự án bị thay đổi.

Sau khoảng 15 năm triển khai, Dự án 230 ha nuôi thủy sản ở xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) vẫn còn “nhập nhằng” giữ trồng trọt và nuôi thủy sản.

Huyện Tân Phú Đông đang xem xét ý kiến của người dân về Dự án 230 ha nuôi thủy sản ở xã Phú Đông.

Ông Nguyễn Văn Cưng (ấp Gảnh) cho biết, khi triển khai dự án, 1 ha đất của gia đình ông trồng lúa cho năng suất thấp và rất bấp bênh. Do không có tiền đầu tư nuôi thủy sản nên ông đã cho người khác thuê. Sau khi hết thời hạn cho thuê, ông sử dụng diện tích trên nuôi tôm theo hình thức quảng canh.

Ông Cưng bày tỏ: “Giữa trồng trọt và nuôi tôm thì nuôi tôm cho lợi nhuận kinh tế hơn mặc dù khá bấp bênh. Từ đó, tôi cho rằng, Nhà nước nên giữ nguyên hiện trạng như bây giờ, không nên điều chỉnh quy hoạch. Ở đây, 10 hộ dân thì đã có đến 9 hộ muốn giữ nguyên hiện trạng của dự án”.

Theo UBND xã Phú Đông, năm 2003 tỉnh cho triển khai Dự án 230 ha nuôi thủy sản trên địa bàn ấp Gảnh và Lý Quàn 2 theo định hướng sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ thủy sản (chủ yếu nuôi tôm quảng canh).

Dự án triển khai, vùng gần đê sông Cửa Đại được người dân chuyển đổi sang nuôi tôm (chủ yếu nuôi tôm công nghiệp), trái lại khu vực gần tỉnh lộ 877B có rất ít hộ nuôi tôm.

Sở dĩ nhiều người “ngại” chuyển sang nuôi tôm do vốn đầu tư tương đối lớn, thêm vào đó nuôi tôm khá bấp bênh, thường xảy ra dịch bệnh nên nhiều hộ không dám đầu tư. Kết quả sau thời gian dài triển khai thực hiện, dự án đã không đạt như mục tiêu đã đề ra.

Trước thực trạng trên, UBND huyện Tân Phú Đông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho huyện đề xuất tỉnh chuyển đổi sản xuất trong vùng dự án theo hướng phân định thành 2 vùng trồng trọt và nuôi thủy sản riêng biệt.

Trong đó, vùng trồng trọt (nước ngọt) có diện tích 136,5 ha, vùng nuôi thủy sản (nước mặn, lợ) trên 77 ha. Đối với vùng trồng trọt, huyện dự kiến sẽ tách thành 2 tiểu vùng gồm vùng ấp Gảnh khoảng 71 ha và vùng ấp Lý Quàn 2 khoảng 65,5 ha. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án vẫn chưa thể điều chỉnh quy hoạch, khiến người dân nơi đây vẫn “nhập nhằng” giữa trồng trọt và nuôi tôm.

Thực tế cho thấy, qua khảo sát ý kiến của 142 hộ dân trong vùng dự án, có 129 hộ đề nghị giữ nguyên hiện trạng (chiếm 90,85%), 13 hộ đề nghị dự án chuyển sang trồng trọt (chiếm 9,15%).

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông Nguyễn Văn Hải cho biết, cái khó trong việc điều chỉnh quy hoạch dự án là hiện trạng đã thay đổi nhiều so với 2 năm trước.

Cụ thể, ở vùng huyện dự kiến sẽ chuyển sang trồng trọt đã thay đổi hiện trạng rất nhiều. Nhiều người từ nơi khác đến thuê đất đào ao nuôi tôm nên dẫn đến tình trạng “da beo” (xen lẫn giữa trồng trọt và nuôi tôm), từ đó rất khó trong việc điều chỉnh quy hoạch.

Vừa qua, Sở kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với địa phương về điều chỉnh quy hoạch dự án. Về phía huyện, sau khi khảo sát ý kiến người dân trong vùng dự án, huyện đang xem xét, nghiên cứu để điều chỉnh Dự án 230 ha nuôi thủy sản này cho phù hợp.

Báo Áp Bắc
Đăng ngày 13/04/2018
Minh Thành
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:00 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:00 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:00 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:00 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:00 20/04/2024