Nhiều hướng đi mới và cơ hội làm giàu cho nông dân

Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Song song đó là nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ, mở hướng đi mới trong nông nghiệp và thủy sản, tạo cơ hội cho nông dân vươn lên làm giàu.

Nhiều hướng đi mới và cơ hội làm giàu cho nông dân
Lãnh đạo các ban, ngành huyện cùng bà con tham quan mô hình tôm càng xanh trên ruộng lúa ST20, tại Ấp 5, xã Trí Lực.

Nhiều mô hình, dự án mới 

Đây là năm đầu tiên ông Nguyễn Vĩnh Tiên (Ấp 3, xã Thới Bình), tham gia thực hiện dự án “Phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình lúa - tôm huyện Thới Bình” (do PGS.TS Dương Nhựt Long làm chủ nhiệm); thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa với 1,7ha, góp phần nâng cao thu nhập. Gia đình thu hoạch hơn 300kg tôm càng xanh, giá bình quân 115.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi hơn 30 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Dậu (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực) thả nuôi tôm càng xanh giống từ chương trình điểm trình diễn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, huyện và được hỗ trợ 50% thức ăn trong mùa vụ này. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, tôm lớn nhanh, với 5 tháng chăm sóc gia đình thu hoạch hơn gần 300kg tôm, trừ chi phí, gia đình cũng lãi hơn 25 triệu đồng từ tôm càng xanh, một nguồn thu đáng kể mà từ trước đến nay nuôi tôm sú mùa nước ngọt chưa bao giờ đạt được. 

Ông Nguyễn Văn Nước (ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông) phấn khởi trước mùa vụ thu hoạch lúa cấy trên đất nuôi tôm: “Lúa năm nay trúng mùa và bán có giá lắm. Tuy chưa thu hoạch, nhưng thương lái đến đặt hàng lúa tươi tại ruộng từ 6.000 - 6.300 đồng/kg. So với mùa vụ trước, gia đình thu hoạch hơn 10 tấn lúa cấy trên đất nuôi tôm, năm nay cùng diện tích đó, gia đình thu hoạch từ 12 - 14 tấn, theo giá bán hiện nay 6.000 - 6.500đồng/kg, trung bình 1 tấn lúa lãi trên 4 triệu đồng”.

Tiêu biểu là bà con nông dân xã Trí Lực được đầu tư thực hiện mô hình cánh đồng mẫu bằng giống lúa ST20. Đây là giống lúa chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu, lại được bao tiêu sản phẩm và năng suất vụ mùa này ước đạt khá cao nên bà con rất phấn khởi. Với hơn 320ha, hơn 200 hộ tham gia; trong đó Nhà nước hỗ trợ 100% giống lúa và 30% vật tư nông nghiệp, được tập huấn kỹ thuật canh tác, nên bà con an tâm sản xuất. Hơn nữa, giống lúa ST20 chịu được phèn, mặn và kháng các loại sâu bệnh cao, hạt gạo dài, ngon cơm, có giá trị xuất khẩu và được nhiều công ty bao tiêu sản phẩm, giá cũng cao hơn các giống lúa thường khoảng 1.500 đồng/kg.

Theo đa số người dân, nuôi tôm càng xanh, cấy lúa trên đất nuôi tôm, nuôi tôm sú và đàn gia súc, gia cầm ở huyện Thới Bình năm nay không bị thiên tai, dịch hại, tiết kiệm được nhiều chi phí, tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng so với cùng kỳ. Trung bình 1ha đất sản xuất theo mô hình đa cây đa con như vụ mùa này, người dân thu lãi từ 50 - 80 triệu đồng/ha/năm. Không chỉ những mô hình trên đạt hiệu quả mà còn có hàng trăm hộ nông dân tận dụng diện tích mặt nước ao đìa, đất vườn tạp tại hộ gia đình thực hiện các mô hình nhỏ lẻ để nuôi le le, rắn ri tượng, chồn hương... 


Niềm vui trong mùa thu hoạch tôm càng xanh của nông dân xã Biển Bạch. 

Tạo cơ hội làm giàu cho nông dân

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thới Bình: Tình hình sản xuất và giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản ở huyện Thới Bình trong năm 2017, cơ bản ổn định và trúng mùa, được giá: Lúa hàng hóa, tôm càng xanh và các loại rau củ quả. Hơn nữa, các nhóm giống lúa chất lượng cao, tôm càng xanh toàn đực được đầu tư xây dựng mô hình sản xuất điểm trình diễn đều có giá mua cao hơn các sản phẩm truyền thống từ 15 - 20%, thu hút nhiều nông dân quan tâm trong những mùa vụ tiếp theo. 

Kỹ sư Lê Thanh Hùng, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình: Ngoài sự hỗ trợ đắc lực từ dự án “Phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình lúa - tôm tại huyện Thới Bình” của Trường Đại học Cần Thơ. Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện còn phối hợp với ngành chức năng tỉnh Cà Mau, Trung tâm Dạy nghề huyện mở hơn 20 lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào nghề nuôi tôm nước mặn, nước lợ, tạo nên môi trường ao nuôi bền vững. 


Bà con nông dân Thới Bình tham quan mô hình Cánh đồng mẫu với giống lúa ST20, tại Ấp 5, xã Trí Lực. 

Ông Lê Bình Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thới Bình, trong chuyến kiểm tra khảo sát trước mùa thu hoạch mô hình, dự án Phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình lúa - tôm tại các hộ dân thực nghiệm trên địa bàn xã Thới Bình: “Thành công của những mô hình trong năm 2017 chính là những cơ hội phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm cùng thu nhập cho người nuôi thủy sản, cải thiện điều kiện môi trường, đặc biệt là việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong canh tác lúa, bảo vệ môi trường đất và nước luôn trong sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu”.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 31/03/2018
Huỳnh Măng
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:26 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:26 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:26 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:26 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:26 26/11/2024
Some text some message..