Nhiều mẫu tôm dương tính với bệnh vi bào tử trùng (EHP)

Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2018, triển khai Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh thủy sản đối với tôm nuôi thương phẩm và Kế hoạch giám sát tôm giống nước lợ đối với các trại sản xuất giống tôm sú và tôm chân trắng, Chi cục đã lấy 208 mẫu để xét nghiệm bệnh EHP.

Nhiều mẫu tôm dương tính với bệnh vi bào tử trùng (EHP)
Ảnh: Global Aquaculture Alliance

Để chẩn đoán bệnh Vi bào tử trùng EHP trên tôm, tại Phòng Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử trên hệ thống máy Realtime PCR ABI 7500 để phát hiện mầm bệnh EHP. Mẫu xét nghiệm được thu thập trong các ao nuôi thương phẩm (tôm sú, tôm chân trắng), các trại sản xuất giống (thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ và tôm giống Post).


Các mẫu dương tính với EHP xuất hiện chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 trên đa số các mẫu tôm chân trắng. Qua bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nhiễm EHP khá cao, với tỷ lệ nhiễm chung cho các đối tượng khoảng 30%.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho EHP. Do đó, việc kiểm tra, kiểm soát mầm bệnh từ tôm giống và tôm thương phẩm trong quá trình nuôi hết sức quan trọng.

Đối với các cơ sở sản xuất tôm giống, cần phải thực hiện tốt công tác an toàn sinh học trại giống, tăng cường các biện pháp chủ động giám sát các bệnh nguy hiểm. Không nên nhập tôm bố mẹ từ các nước đang có mầm bệnh EMS/AHPND và EHP, phải có khu cách ly và có sự kiểm soát chặt mầm bệnh do virus, EMS/AHPND và EHP trước khi đưa vào sản xuất. Với thức ăn tươi, nên kiểm soát kỹ mầm bệnh, không nên sử dụng thức ăn tươi đánh bắt từ khu vực gần trại giống, vùng nuôi và cho ăn trực tiếp. Nên sử dụng thức ăn tươi nhập từ các nước không có mầm bệnh và không có nghề nuôi tôm cũng là lựa chọn tốt. Trong hoàn cảnh hiện tại, các trại giống nên cân nhắc việc thanh trùng thức ăn tươi bằng phương pháp Pasteur hay chiếu xạ Gamma, có thể làm cho tôm bố mẹ giảm khả năng sinh nhiều trứng và ấu trùng nhưng giúp tăng độ an toàn trong trại giống cũng như tôm giống nuôi thương phẩm sau này. Phải coi sản xuất giống sạch bệnh là đầu tư cho người nuôi tôm và tạo nguồn nguyên liệu tốt cho chế biến thủy sản.

Đối với các cơ sở nuôi thương phẩm cần lấy mẫu tôm giống để xét nghiệm các bệnh nguy hiểm cũng như EHP trước khi thả nuôi. Công tác cải tạo, chuẩn bị ao nuôi có vai trò rất quan trọng. Do EHP có sức chống chịu tốt đối với các phương pháp khử trùng thông thường nên khó loại mầm bệnh ra khỏi hệ thống. Có nghiên cứu cho rằng EHP có thể tồn tại sau khi đã xử lý Chlorine ở 100 ppm; Khuyến cáo nên sử dụng vôi nóng CaO trong quá trình cải tạo ao để có thể đạt độ pH đáy ao cao khoảng pH 11 - pH12 nhằm ngăn ngừa mầm bệnh EHP.

Chi cục CN&TY Khánh Hòa
Đăng ngày 21/11/2018
Trạm Chẩn đoán xét nghiệm
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 13:20 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 13:20 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 13:20 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 13:20 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 13:20 19/12/2024
Some text some message..