Nhiều tín hiệu triển vọng cho xuất khẩu tôm

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất khẩu tôm sẽ khởi sắc trong năm 2016. Dự báo ngành hàng này sẽ tăng trưởng với kim ngạch 3,3 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2015.

tôm sú
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm được dự báo đạt 3,3 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2015.

Số liệu của VASEP cho thấy, nửa đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm sang một số thị trường chính đã giảm mạnh như Mỹ (hơn 50%), Trung Quốc (28%), Nhật Bản (gần 19%) và EU (hơn 14%). Và theo dự tính, kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2015 chỉ đạt 3 tỉ USD, bằng 75% kết quả của năm 2014, thị trường bị thu hẹp gần 1/3.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một thời gian dài, VND giữ giá so với USD, trong khi các đồng tiền khác giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước. Bên cạnh đó, nguồn cung tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm cũng khiến tôm Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm trong năm 2016 cũng được dự báo là sẽ tăng trưởng tốt với kim ngạch 3,3 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2015.

Dự báo lạc quan này được VASEP đưa ra dựa trên cơ sở thuận lợi về thuế đối với các thị trường chính như EU và Nhật Bản; trong khi đó, nhiều nước đối thủ chính như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia lại không tham gia TPP, hay chưa có Hiệp định Thương mại tự do với EU. Xuất khẩu tôm sang Mỹ cũng có thể tăng trở lại nhờ sự hồi phục kinh tế của quốc gia này.

Ngay những ngày đầu năm 2016, tại thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (chiếm hơn 50% lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam)  đang có những tín hiệu lạc quan về lượng tiêu thụ: Trong kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới, tôm là sản phẩm được bán chạy ở nhiều chuỗi siêu thị do giá thấp hơn so với kỳ nghỉ lễ 2014.

Scott Nettles, Giám đốc chuỗi siêu thị United ở bang Texas cho biết, năm nay doanh số bán tôm cỡ to tăng, trong khi năm ngoái, khách hàng mua nhiều tôm cỡ nhỏ hơn do giá phải chăng. Theo Scott Nettles, giá hải sản không rẻ hơn các mặt hàng thịt khác, tuy nhiên đã giảm so với năm trước, nên người tiêu dùng mua nhiều hơn.

Còn chủ siêu thị hải sản Monahan ở bang Michigan cho biết, siêu thị đã bán được một số lượng lớn tôm trong kỳ nghỉ lễ vừa qua. Theo ông này, năm nay do nền kinh tế được cải thiện và thời tiết ấm hơn, nên doanh số bán hải sản tăng.

Theo số liệu của Đại học Florida (Mỹ), 90% tôm tiêu thụ ở Mỹ là hàng nhập khẩu. Năm 2014, Mỹ nhập khẩu 626.000 tấn tôm, trị giá gần 6,7 tỉ USD. Còn năm 2015, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng 4%.

Vẫn còn không ít thách thức

Năm 2014 đại dịch EMS khiến cho ngành sản xuất tôm của nhiều nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới lao đao. Riêng Việt Nam, do khống chế thành công đại dịch này nên đã vươn lên đứng hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu tôm với 96 thị trường.

Tuy nhiên, ông James Anderson, GS. tại Khoa Thực phẩm và khoa học nông nghiệp thuộc Đại học Florida (Mỹ) cho biết, hiện nay sản lượng tôm thế giới đang phục hồi sau dịch bệnh EMS và trong năm nay dự kiến sản lượng sẽ quay trở lại các mức của năm 2011. Trong ngắn hạn, nguồn cung tôm cỡ nhỏ dự kiến tăng vì các nhà sản xuất cố gắng giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP nhận định, cùng với sự ổn định sản xuất tôm trên thế giới sau dịch EMS, xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng còn nhiều thách thức như giá thành sản phẩm thủy sản Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ, trong khi đó chi phí sản xuất tiếp tục tăng do đầu vào phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài (con giống, thức ăn, thuốc thú y).

Giá thành sản xuất một con tôm giống của Việt Nam hiện nay cao gấp gần 2 lần so với Ấn Độ. Chi phí cho thức ăn trong chăn nuôi tôm của Việt Nam cũng cao hơn bình quân 40%...

Mặc dù đối mặt với không ít thách thức, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có cơ hội lạc quan trước những tín hiệu tích cực từ thông tin thuế chống bán phá giá giảm mạnh và làn sóng FTA và TPP.

Theo đó, mặt hàng tôm có lợi thế rõ rệt sau khi ký kết các FTA song phương với Hàn Quốc, EU, Liên minh Kinh tế Á-Âu và TPP. Thuế nhập khẩu hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu được giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực./.

Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 21/01/2016
Đăng ngày 23/01/2016
Đỗ Hương
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:55 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:55 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:55 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:55 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:55 01/12/2024
Some text some message..