Nhiều vụ tôm chết do ô nhiễm môi trường nước

Liên tục 2 năm qua, nhiều vụ tôm chết khác xảy ra ở Nam Định, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà Mau… vì nước nhiễm chất độc từ xả thải nhà máy.

Nhiều vụ tôm chết do ô nhiễm môi trường nước
Tôm chết do nắng nóng.

Tôm là mặt hàng thủy sản nằm trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Nhưng tôm rất khó khó nuôi vì đặc biệt nhạy cảm với môi trường nước. Thực tế là nhiều năm qua, liên tục ở khắp 3 miền, Bắc- Trung- Nam, có rất nhiều vụ hàng chục đến hàng trăm ha tôm chết do nguồn nước ô nhiễm.

Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa, thường chiếm khoảng 15 - 20% toàn lượng thức ăn cho tôm rồi tích tụ dưới đáy ao, gây phát sinh phát triển mầm bệnh trong ao nước.

Đặc biệt nguy hiểm khi trời nắng hoặc mưa quá nhiều, làm tăng độ nhiễm khuẩn hoặc chuyển hoá độ pH, độ mặn trong nước. Ví dụ, tháng 7/2018, xã Hoằng Châu, Hoằng Hoá,Thanh Hoá có 427ha tôm chết do nắng to kéo dài. 10 ngày đầu tháng 6 vừa qua, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 1.140 ha tôm bị thiệt hại do mưa nhiều, ao nuôi bị giảm độ mặn dưới ngưỡng cho phép.

Liên tục 2 năm qua, nhiều vụ tôm chết khác xảy ra ở Nam Định, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Cà Mau… vì nước nhiễm chất độc từ xả thải nhà máy, hoặc trong nước có quá lớn lượng chất hữu cơ từ thức ăn cho tôm dư thừa hoặc tồn dư các loại chất kháng sinh, hóa chất từ thuốc trị bệnh tôm.

Ngoài nỗi lo về môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, thì thức ăn cho tôm cũng là một vấn đề khi chiếm hơn một nửa giá thành sản xuất. Cho đến gần đây, công nghệ nuôi tôm sinh học được phổ biến, đã giúp người nuôi tôm giảm ô nhiễm ao nuôi, giảm chi phí thức ăn. Trong đó, công nghệ Biofloc cho kết quả tốt nhất. Công nghệ Biofloc là cách cho hỗn hợp thức ăn, mật mía và chế phẩm vi sinh vào ao nước, giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi thành chất dinh dưỡng bổ sung thức ăn tự nhiên cho tôm, ức chế các vi sinh vật có hại, làm sạch đáy ao và ổn định chất lượng nước.

Ông Kim Văn Tiêu, phó Giám đốc trung tâm khuyến nông Quốc Gia cho biết: "Để nuôi tôm theo công nghệ Biofloc trước hết người nuôi cần chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, sau đó tiến hành tạo floc. Để tạo biofloc nuôi tôm lấy 5kg thức ăn tôm + 10 kg mật đường + 500g chế phẩm vi sinh hoặc 1 lít chế phẩm EM gốc sau đó trộn đều hỗn hợp trên với 150 lít nước sạch khuẩn, sau đó sục khí từ 12 - 24h hỗn hợp có mùi thơm, màu nâu và đo pH thì pH nhỏ hơn 3,5. Hỗn hợp trên sử dụng cho 1000m3 nước. Cứ 2 ngày té 1 lần, sau 3 - 5 ngày thì xuất hiện biofloc và bắt đầu thả tôm. Để duy trì được floc trong ao thì ao nuôi phải duy trì đầy đủ oxy và thường xuyên kiểm tra biofloc. Lấy 1 cái phễu 1 lít, múc cách mặt nước 20 phân để 30 phút nếu biofloc từ 3 - 5ml thì đạt yêu cầu. Nếu dưới 3 cần bổ sung thêm men vi sinh, trên 10 ml cần hạn chế men vi sinh."

VTV
Đăng ngày 25/06/2019
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 02:21 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 02:21 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 02:21 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 02:21 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:21 29/11/2024
Some text some message..