Những bệnh do Vibrio trên tôm
1. Hoại tử gan tuy cấp
2. Bệnh phân trắng
3. Đốm đen hoại tử do vi khuẩn
4. Đục cơ do vi khuẩn ( trắng từng mảng)
5. Bệnh phát sáng
...
Biện pháp phòng ngừa chung dành cho bệnh gây ra do Vi khuẩn:
1. Xử lý nguồn nước cấp thật kỹ:
Xử lý nguồn nước cấp bằng những cách sau:
- Chlorine 30ppm
- BKC 1-2ppm
- KMnO4 2-3ppm
2. Thả tôm với mật độ vừa phải
Nếu nuôi tôm thâm canh nên thả tôm mật độ dưới 100c/m2 để quản lý tốt chất lượng nước và sức khỏe của tôm.
3. Không sử dụng thức ăn tươi sống: nghêu, sò, cá
4. Không để sinh vật trung gian vào ao:cua, ốc, cá tạp.. dùng lưới lọc khi cấp nước.
5. Loại bỏ chất hữu cơ trong ao.
Loại bỏ chất hữu cơ trong ao bằng các biện pháp sau:
Xiphong đáy, Thay nước (nếu có ao lắng và nước được xử lý kỹ), tăng thời gian chạy quạt, dùng men vi sinh cải tạo đáy ao.
6. Xử lý nước định kỳ, định kỳ bổ sung dinh dưỡng tăng cường đề kháng cho tôm, bổ sung men vi sinh đường ruột và định kỳ cho ăn thảo được để ngăn ngừa bệnh.
*Lưu ý: không sử dụng kháng sinh với liều thấp để phòng trị bệnh trên tôm, sẽ gây kháng kháng sinh.
Một số thảo dược được sử dụng trong nuôi tôm như: chiết xuất từ tỏi, tỏi đen, diệp hạ châu...
7: Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm và sự thay đổi chất lượng nước trong ao.
Phát hiện tôm bệnh càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời.
8: Khi thời tiết quá nóng cần che lưới giảm bớt ánh sáng mặt trời, giữ mực nước trên 1.4m trong ao.
Che lưới chống nắng cho tôm: Sử dụng lưới che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp từ 30-31 độ C.
Lưới che nắng thường sử dụng để che ao tôm là lưới có độ che phủ khoảng 50 – 80% để vừa che mát vừa đủ ánh sáng cho tôm phát triển tốt.
9: Quản lý thức ăn không cho ăn dư, nhất là trong khi tôm bệnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
Sử dụng sàng ăn hoặc máy cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm. Nguồn An Binh Bio
Khi nghi ngờ trong ao nuôi bị bệnh do vi khuẩn cần:
B1: Kiểm tra mật độ khuẩn trong ao bằng đĩa thạch (môi trường chọn lọc) xem có phải do vi khuẩn gây ra hay không.
B2: Kiểm tra kỹ các dấu hiệu bệnh để xác định nguyên nhân chính gây bệnh.
B3: Diệt khuẩn liều mạnh : Đánh 2 ngày liên tục sau khi đánh 3 ngày thì cấy Men vi sinh.
*Lưu ý khi cấy men: cần ủ với mật đường và sục khí 3-6 tiếng trước khi tạt xuống ao. Đánh men vi sinh phải cách 3 ngày kể từ ngày đánh diệt khuẩn.
B4: Chạy quạt tối đa: Kiểm tra xem quạt đã hoạt động hết công suất chưa, vị trí lắp đặt đã phù hợp chưa. Bổ sung oxy viên nếu cần.
Phải đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước luôn ở mức trên 4ppm để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm.
B5: Ngưng cho ăn trong quá trình đánh diệt khuẩn, giảm lượng thức ăn từ 30-50% và cho ăn thức ăn trộn kháng sinh với liều khuyến cáo. Cho ăn đúng liệu trình trị bệnh từ 5-7 ngày và phải cách ly 1 tháng trước khi thu hoạch.
*Lưu ý: nếu xác định tôm bệnh nặng cần thu hoạch thì không được phép sử dụng kháng sinh, vì vẫn còn tồn dư trong thịt tôm.