Những biện pháp cải thiện chất lượng thịt cá nuôi

Bài viết cung cấp những phương pháp cải thiện chất lượng cơ thịt của cá được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

Những biện pháp cải thiện chất lượng thịt cá nuôi
Ảnh: abelandcole

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ngày càng tăng nhiều mô hình nuôi và đối tượng nuôi được phát triển nhằm tăng sản lượng. Tuy nhiêu, ngoài đáp ứng về sản lượng thì nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi cá còn phải đảm bảo về chất lượng. Do môi trường nuôi nhân tạo nhiều yếu tố khác ngoài tự nhiên nên chất lượng cá vẫn còn là một thách thức. Nhiều giải pháp được áp dụng nhằm tăng chất lượng thịt cá nuôi bao gồm: nuôi cá dưới biển sâu, tạo sông trong ao, sử dụng thức ăn để tăng cơ bắp cho cá và kiểm soát chất lượng nước nuôi.

Nuôi cá biển sâu

Công nghệ nuôi cá biển sâu đang được ứng dụng tại Nhật Bản, mô hình nuôi cho chất lượng cá tráp Nhật ngon hơn và màu sắc đẹp hơn so vơi chất lượng cá tự nhiên. 


Chất lượng thịt cá tráp được cải thiện khi nuôi nước biển sâu

Tận dụng áp lực nước, ở độ sâu càng sâu dưới tác dụng của áp lực nước giúp thịt cá săn chắc hơn, dày hơn, kết cấu thịt dai hơn. Ở độ sâu nhất định của mực nước hạn chế được tia cực tím ngăn chặn quá trình melanin hóa làm cho màu sắc của cá tươi hơn. Hiện giá thành của cá tráp nuôi biển sâu cao hơn 1.2 đến 1.5 lần so với cá nuôi bình thường. 

Cá tráp giống được đưa vào lồng nuôi ngoài khơi, nơi đến khi chúng đạt đến 300g, cá sau đó được đưa đến một cái lồng khác và nuôi ở đó cho đến khi chúng đạt 800g - 1kg. Sau đó chúng được chuyển đến lồng ba, nơi chúng ở cho đến khi chúng ở mức 1,8-2kg. Sáu tháng trước khi cá được bán khi cân nặng khoảng 1,3 - 1,6kg, cá được thả xuống độ sâu khoảng 50m và được cho ăn qua ống nạp. Sau sáu tháng, chúng được đưa lên mặt nước để chuẩn bị xuất bán, công đoạn này mất khoảng hai ngày, phải được thực hiện chậm và cẩn thận vì sự thay đổi đột ngột áp suất nước có thể làm vỡ bong bóng của cá. Cá được giám sát thông qua camera được thả xuống các lồng. Thức ăn cho cá gồm: bột tôm, bột mực và bột cá. Bột tôm có chất chống oxy hoá và astaxanthin, một carotenoid giúp cá có màu sắc đẹp hơn. Bột mực chứa axit glutamic và giúp sản xuất các enzym tiêu hóa.

Công nghệ sông trong ao

Nuôi cá theo công nghệ Mỹ tạo “sông trong ao” - trong ao làm trục sông có tường bê tông hoặc bạt nhựa ngăn nước; trong sông có sóng, có dòng chảy tuần hoàn để nước luôn lưu chuyển khắp ao, vừa thường xuyên đẩy gom chất thải từ cá xuống bể lắng cho máy hút dọn mỗi ngày, vừa đảm bảo môi trường nước ao nuôi luôn sạch. Đoạn “sông trong ao” nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng, có máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy... đảm bảo đủ điều kiện sống tối ưu.


Mô hình tạo sông trong ao nuôi cá

Kết quả sản xuất trên 2 ao: Thả 2,7 vạn con giống cá diêu hồng, trọng lượng giống 3 con/1kg, sau 4 tháng thu hoạch được 10 tấn cá/ao công nghệ Mỹ (năng suất cao gấp 3 lần cách nuôi cũ). Đồng thời điều kiện ao nuôi với dòng chảy giúp chất lượng cá ngon, thịt săn chắc hơn.

Sử dụng thức ăn

Thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá nuôi, thực tế cho thấy nguồn thức ăn tạo ra chất lượng thịt cá. Nhiều nghiên cứu bổ sung vitamin, khoáng, và các acid amin thiết yếu giúp tăng chất lượng thịt, màu sắc của động vật thủy sản. Thực tế trong tự nhiên thức ăn tự nhiên quyết định chất lượng thịt của động vật thủy sản. Ví dụ, cua Cà Mau chất lượng thịt cua ngon ngọt hơn cua nuôi ở các vùng khác nguyên nhân được cho một phần do nguồn thức ăn dồi dào trong các ao đầm nuôi. 

Từ thực tế trên nhiều mô hình nuôi được áp dụng trên ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng thịt cá. Mô hình thành công hiện nay là tăng chất lượng thịt cá chép bằng các nguồn thức ăn từ đậu khác nhau như: đậu tương, đậu nành, đậu hà lan, đậu phộng và đậu dâu tằm. Thực tế cho thấy cá chép được cho ăn bằng đậu giúp tăng độ giòn của cá. Cá chép giòn được bán với giá cao gấp 2-3 lần so với cá chép được nuôi với thức ăn bình thường.


Một số loại đậu dùng làm thức ăn tăng độ giòn của cá chép và cá trắm 

Kiểm soát chất lượng nước nuôi


Xuất cá tra có vị lươn được bán tại Nhật

Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá được quy bởi chất lượng nước nuôi. Nghiên cứu của giáo sư Massahiko Ariji thuộc trường đại học Kinki cho  rằng chất lượng thịt cá tra có mùi là do các loại vi khuẩn trong môi trường sống của cá gây nên. Do đó, ông và các cộng sự tiến hành nuôi cá tra sử dụng nguồn nước ngầm sạch. 

Kết quả nuôi trong môi trường nước sạch cho chất lượng và mùi vị thịt cá tương đương với lươn. Hiện nay, sản phẩm cá tra có mùi vị giống với lươn (tại Nhật gọi là Kabayaki) được bán tại hệ thống siêu thị Aeon của Nhật với giá khoảng 7.000 yên/suất. Thành công của nghiên cứu mở ra hướng đi mới cho cá tra Việt Nam, với sản lượng nuôi tương đối cao và là một trong những thị trường xuất khẩu ca tra lớn. Hướng tới cải thiện chất lượng thịt cá thông qua cải thiện chất lượng nước nuôi là hướng đi bền vững cho người nuôi cá tra tại Việt Nam

Đăng ngày 29/03/2018
HUỲNH NHƯ
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:03 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:03 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:03 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:03 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 17:03 27/12/2024
Some text some message..