Những khuyến cáo hạn chế thiệt hại cá nuôi lồng bè ở Vĩnh Tân

Trước những phân tích kết quả quan trắc môi trường nước ở vùng nuôi cá lồng Vĩnh Tân lần 2, cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận đưa ra những khuyến cáo giúp bà con chế thiệt hại cá nuôi.

Những khuyến cáo hạn chế thiệt hại cá nuôi lồng bè ở Vĩnh Tân
Nuôi cá Vĩnh Tân.

Kết quả phân tích mẫu nước trong 4 đợt cho thấy đa số các thông số nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 10: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Tuy nhiên, có 2 thông số vượt giới hạn là tổng dầu mỡ và chất rắn lơ lửng trong nước (TSS). Riêng đánh giá kết quả đo nhiệt độ nước biển tại khu vực nuôi cá lồng Vĩnh Tân, nhiệt độ nước biển đo được tương đối phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Kết quả đo hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại khu vực nuôi cá: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước biển ban ngày đo được luôn thấp hơn QCVN 10: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (>= 5 mg/lít) và vào ban đêm thì luôn thấp hơn ban ngày. Do đó dễ dẫn đến cá nuôi bị thiếu oxy vào ban đêm và gây chết cá. Kết quả phân tích mẫu nước tại các bè nuôi cá:  Thông số tổng dầu mỡ vượt giá trị cho phép hơn 30 lần và chất rắn lơ lửng trong nước vượt giá trị cho phép. Đây có thể là nguyên nhân làm cho oxy khó khuyếch tán vào trong nước biển dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước biển đo hàng ngày của Tổ công tác thường xuyên thấp hơn giới hạn QCVN 5 mg/lít. Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước biển thấp, nhất là vào ban đêm và những lúc biển êm, nước đứng dễ dẫn đến cá nuôi bị thiếu oxy và chết...

Trước những phân tích này, nhằm hạn chế thiệt hại cho bà con, cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT khuyến cáo: Khi phát hiện thấy cá có bệnh, cần nhốt cách ly, xác định rõ bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp. Tất cả các cá chết đều phải vớt lên và xử lý diệt trùng, không vứt ra biển tạo điều kiện cho bệnh lan truyền. Chọn giống loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật và môi trường; di chuyển lồng nuôi; sang thưa lồng nuôi khi có dấu hiệu bệnh; thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chẩn đoán tình trạng sức khỏe cá; không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu; thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh; loại bỏ cá chết ra khỏi lồng, thu gom và hủy cá.  Khuyến cáo một số biện pháp nuôi trong điều kiện oxy thấp: San thưa mật độ nuôi cá trong mỗi ô lồng để tránh hiện tượng mật độ nuôi quá dày làm thiếu oxy. Nên duy trì mật độ nuôi dưới 300 con/ô lồng đối với cá nhỏ; dưới 100 con/ô lồng đối với cá sắp thu hoạch. Thường xuyên vệ sinh lồng bè nuôi để lưu thông dòng chảy đảm bảo lượng oxy hòa tan; kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước hàng ngày.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT giao trách nhiệm cho các cơ quan thuộc sở trong thời gian tới cần tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, triển khai mô hình, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, nhất là hình thức nuôi biển hiện đại cho ngư dân nuôi cá lồng bè. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tổ chức liên kết các hộ theo hình thức phù hợp như thành lập chi hội nuôi cá lồng bè, nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng… Đối với bà con nuôi, cần chọn giống và thả giống đúng thời điểm, xử lý giống trước khi thả, tăng cường liên kết, nâng cao trách nhiệm về an toàn dịch bệnh. 

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 05/09/2018
Kiều Hằng
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 14:43 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 14:43 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:43 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:43 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:43 22/12/2024
Some text some message..