Những ngôi đền thờ "rắn thần" lạ nhất VN

Thời gian gần đây, xuất phát từ những tin đồn mang màu sắc mê tín, người dân ở nhiều địa phương đã bỏ tiền của ra lập nơi thờ tự “rắn thần”…

Rắn có sừng duy nhất ở Việt Nam là rắn lục sừng Fansipan.
Rắn có sừng duy nhất ở Việt Nam là rắn lục sừng Fansipan.

"Rắn thần có mào” nhập vào người?

Theo người dân thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội), vào cuối năm 2010, một người dân địa phương là ông Nguyễn Văn Thảo đã bắt được một con rắn màu xám, to bằng bắp tay, trên đầu nó có cái mào đỏ chót như mào gà.

Ông Thảo sợ con rắn cắn nên đã lấy kim chỉ khâu miệng rắn lại rồi mang ra chợ bán, nhưng không một ai dám mua con rắn của ông vì cho rằng loài rắn có mào thường là loại rắn thần bảo vệ đình, miếu, không nên động vào.

Ông Thảo lo sợ liền xách con rắn về nhà và thả về nơi mà ông đã bắt được nó. Tuy nhiên, ông đã tháo chỉ khâu miệng con rắn.

Từ đó, người con trai gần 30 tuổi của ông Thảo (tên Toàn) bỗng dưng có biểu hiện kiểu bị “ma nhập”. Anh bò trườn khắp nhà như con rắn rồi cuộn tròn người nằm dưới gầm tủ, mắt trợn tròn, đỏ lòm, lưỡi thè dài ra. Anh còn đòi ăn trứng gà sống, người nhà đưa ra quả nào là trườn tới, dùng miệng cắn nát quả trứng rồi nuốt chửng. Miệng anh không ngừng nói: “Ta là rắn thần đây, sao chúng mày dám khâu miệng ta lại”.

Nhà ông Thảo sợ quá liền cho cúng giải hạn. Cúng bái suốt cả buổi, người anh Toàn dần tỉnh táo trở lại nhưng không nhớ mình vừa làm gì, chỉ kêu mệt, buồn nôn và nôn ra toàn dịch trứng gà sống.

Sau vụ việc này, “thần rắn” tiếp tục làm khổ anh Toàn nhiều lần nữa. Mọi người đồn rằng “thần rắn” bị khâu miệng không thể ăn được nên bắt con trai ông thảo “ăn” thay.
Sau một lần bị “rắn nhập”, anh Toàn bỗng ngồi dậy và phán: “Ta là thần coi làng ở đây đã bao năm nay. Con rắn thần của ta đã trông giữ cho cả cái làng này, vậy mà các ngươi dám khâu miệng nó lại… Bây giờ phải lập miếu thờ nó”. Theo ý “thần” thì miếu phải xây ở gốc cây đa ở giữa làng, cũng chính là nơi mà ông Thảo đã bắt được con rắn có mào.

Kể từ ngày xây miếu đến nay, nhà ông Thảo vẫn thường xuyên trông nom việc thờ cúng miếu thờ “rắn thần”. Ngoài tiền vàng, hương hoa, trong miếu lúc nào cũng có 10 quả trứng gà sống. Thỉnh thoảng, những quả trứng trong miếu bị mất dần, người ta đồn nhau là do “rắn thần” đến ăn…

“Bà” rắn hổ chúa từ đâu bò vào nhà

Ông Đinh Văn Hùng, cư trú ở Tiểu khu 7, xã Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La đã gặp một chuyện “rất khó tin” khiến ông phải lập miếu làm nơi ở cho một “bà rắn” hổ mang chúa.

Theo đó, vào buổi chiều một ngày tháng 4/2011, khi đang dựng một quán ăn trên mảnh đất của mình ông đã bắt được một con rắn hổ mang chúa nặng 4,2kg. Ông báo với chính quyền địa phương và kiểm lâm huyện và các cơ quan đó đã quyết định cùng ông thả mãng xà đó vào rừng.

Tưởng như chuyện chỉ có vậy, nhưng đúng một năm sau, nhà ông Hùng tổ chức khánh thành nhà hàng. Cũng đúng tầm giờ đó mọi người trong nhà lại được phen tá hỏa khi phát hiện con rắn lớn đang cuộn tròn trong góc bếp. có hình dáng y hệt con rắn ông Hùng thả đi năm ngoái.

Mọi người đã tìm mọi cách đánh động, thậm chí dùng cả gậy gộc xua đuổi nhưng con rắn vẫn bất động. Có người mách rắng, chắc là rắn thiêng, “rắn thần”, nên đừng ai có dại mà lấy bạo lực để xua đuổi, đánh đập.

Nghe thấy thế, ông Hùng vội vàng đốt mấy nén hương, cắm ở gần nơi rắn nằm và lẩm nhẩm cầu khấn: “Nếu ông đúng là ông rắn năm ngoái đã đến với gia đình chúng con thật thì ông hãy nằm gọn vào một chỗ, kẻo mọi người đánh phải”. Lạ thay, ông vừa dứt lời thì con rắn từ từ trườn sang một góc nhà và khoanh tròn lại.

Vốn là người làm ăn buôn bán nên ông Hùng tin rằng đây là một điềm lành. Ông quyết định lập miếu và chuyển con rắn vào đó.

Ông Hùng kể, có một lần ông và mọi người phát hiện con rắn chính là “bà rắn” vì một lần đứng xem “bà” tắm, mọi người thấy xung quanh bà có 4 con rắn con giống “bà” y tạc, nhưng nhỏ hơn. Từ đó, ai cũng tôn kính gọi ngài là “bà rắn” hay “bà chúa rắn”.

Tin đồn lan xa khiến gia đình ông Hùng khốn khổ một thời gian dài vì có quá nhiều người đến chiêm ngưỡng và cúng bái “bà rắn” thiêng…

Rắn nước bỗng trở thành “rắn thần” được cả làng thờ phụng

Từ giữa năm 2012 đến nay, hàng vạn người đã đổ về thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh để xem một con rắn kỳ lạ được dân làng suy tôn là “linh xà”, là báu vật sống của làng.

Người dân nơi đây đã quyên góp tiền bạc xây hẳn một ngôi miếu mới để thờ rắn. Nhiều câu chuyện bí hiểm về “rắn thần” cũng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Một bậc cao niên ở xã Tùng Lộc kể, chiều 23/3 Âm lịch, chị Nguyễn Thị Lý ở thôn Tân Quang đi làm đồng về muộn nên để xe máy trước hiên nhà rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, chị phát hiện một con cóc vàng ngồi ngay bánh xe trước, bên cạnh là một chùm trứng nhỏ như hòn bi ve, màu trắng.

 Rắn nước, loài rắn được suy tôn làm

 Rắn nước, loài rắn được suy tôn làm "linh xà" ở Hà Tĩnh.

Nghĩ là trứng cóc nên chị nhặt vào túi ni-lông đem bỏ cuối sân. Thế nhưng, khi quay lại chiếc xe máy thì chị hoảng hốt phát hiện một con rắn trông như con rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng. Sợ hãi,chị báo cho họ hàng và hàng xóm xung quanh nhà biết. Có người khuyên chị nhờ thầy về làm lễ.

Chị Lý đã tìm đến một thầy cúng ở trong làng. Ông thầy này đã hướng dẫn cho chị mua lễ vật, thắp hương rồi làm lễ “mời” rắn đi ra đồng. Theo lời kể, mẹ con chị Lý cho toàn bộ trứng rắn vào một chiếc túi to, đến 12 giờ thì rắn tự chui vào túi ni-lông, đầu hướng ra ngoài, miệng ngoác rộng nhìn thì “không thấy lưỡi”.

Sau đó “rắn thần” được mang ra “ngự” dưới chân một ngôi miếu nhỏ thờ ngoài trời được lập vào năm 2002, xung quanh được rào chắn bởi những thanh tre kiên cố. Bên ngoài rào chắn có một ban thờ dựng tạm, trên ban thờ có đầy đủ nước suối, hoa quả, bánh kẹo... và hằng ngày được trai gái trong làng bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Từ đó nhiều câu chuyện lạ được đồn thổi lên khiến người dân khắp nơi đổ xô về xem “rắn thần”... Đã có những hòm công đức xuất hiện bên cạnh bàn thờ rắn và nhiều quán nước đã mọc lên để phục vụ khách...

Kiến thức
Đăng ngày 24/01/2013
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 06:08 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 06:08 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 06:08 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 06:08 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 06:08 13/11/2024
Some text some message..