Những phụ nữ “sôi nước mắt” với nghề “rảo cá”

Những ngày thuyền cá ngừ đại dương về bờ, những người phụ nữ ở xóm biển phường 6 (TP. Tuy Hòa, Phú Yên) lại ra biển chờ thuyền từ sáng sớm. Họ chờ để giữ một chân “rảo cá” (khuân cá từ thuyền về kho thu mua).

rảo cá
Có hàng trăm phụ nữ làm nghề "rảo cá" - nghề bán sức mưu sinh ở cảng cá phường 6, Tuy Hòa,Phú Yên

Một chuyến thuyền ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương (người địa phương còn gọi là cá bò gù) từ 30-40 ngày mới về bến. Mỗi đợt thuyền mẹ thuyền con kéo nhau về liên tục trong khoảng 10 ngày. Đó là những ngày những người phụ nữ làng biển mong đợi để được bán sức mưu sinh.

Cảng cá phường 6 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) hơn 6h sáng 3/4, thuyền chưa về đến bến, đã có hàng trăm người phụ nữ làm nghề “rảo cá” ngồi đợi. Họ chia nhau thành từng nhóm khoảng 10 người một đội. Thuyền vừa cập bến, một chị reo to “thuyền mình về kìa”. Các chị liền tất tả chuẩn bị cán khuân cá. Mỗi con bò gù cân nặng từ 50-60kg đến hàng tạ. Tùy con lớn bé, mà một đợt có 3-4 chị cùng ghé vai khuân cá từ cảng vào khu thu mua cách cảng khoảng chừng 300 mét.

gánh cá

chở cá

mưu sinh làng biển
Để mưu sinh, những người phụ nữ làng biển này cũng phải làm công việc nặng nhọc không kém gì cánh đàn ông

Chúng tôi thấy có mấy chị vừa khuân một đợt cá xong, đứng tụm lại trong bóng mát để… thở. Khiêng một đợt chừng 10 con, có con nặng cả tạ, chạy vào chạy ra đoạn từ cảng tới kho cả trăm mét làm sao mà không mệt. Các chị cho biết: “Chừ có cái cảng cá đắp xi-măng thẳng băng vậy đỡ rồi nhen. Chứ hồi trước khuân con cá đã nặng rồi mà dưới chân cát biển nó cứ trì lại. Khuân cá xong về lật cái bàn chân lên thấy tươm máu hết à. Người thì mỏi mà hai cái bàn chân đau phải biết”

Năm nay 63 tuổi, bác Trần Thị Bôn đã có hơn 30 năm làm nghề khuân cá. Bà nói từ cái hồi cá bò gù có 1.000 đồng/con bà đã làm cái nghề này rồi. Đàn bà mà làm việc nặng như đàn ông. Càng lớn tuổi sức càng yếu. Có ngày khuân cá về, hai vai đã bầm tím rồi mà hôm sau bà vẫn ra cảng đợi thuyền về để bán sức mưu sinh. Người phụ nữ làng biển đã ở tuổi “có cháu gọi bằng bà lâu rồi” tâm sự: “Cực nhưng mà không làm thì lấy gì mà ăn. Con cái mình nó cũng nghèo,muốn cũng đâu có lo được cho mình. Thành thử mình phải lo mà làm. Một tháng có vài ngày cá về mình đi khuân cá. Còn những ngày còn lại thì đi ở cho nậu (đi ở cho người ta) có được đồng nào hay đồng đó”.

Đổ mồ hôi, sôi nước mắt vậy mà tiền kiếm được có được là bao. Chúng tôi hỏi làm một ngày như vậy kiếm được bao nhiêu? Một chị tính, đội của chị có khoảng 15 người, khuân cá cho nậu một buổi kiếm được 400-500 nghìn, đem chia đều ra từng đó người, mỗi người “dữ lắm thì bữa nay được 40 nghìn đồng”.

mua bán cá
Một ngày khuân, chở hết cá lớn cá bé, tiền công chia ra mỗi chị được vài mươi nghìn đồng

Chị Hồ Thị Bích Ngọc (38 tuổi, ở phường 6, TP Tuy Hòa) nói: “Mấy đợt rày cá về ít hơn nên tiền kiếm được ít hơn. Nhưng cũng chỉ biết trông chừng ngày cá về để kiếm thêm tiền lo cho con ăn học”. Hai vợ chồng chị Ngọc có 2 đứa con, một đứa học lớp 6, một đứa mới học mẫu giáo. Chị chủ yếu làm nghề khuân cá. Chồng chị thì “đi bạn” (đánh cá thuê) cho chủ tàu. Chị kể: “Một chuyến biển hơn một tháng “được mùa” thì được chủ tàu chia cho khoảng 5 triệu đồng. Còn có đợt cá ít quá, tàu người ta lỗ vốn thì tiền “đi bạn” có khi không đủ tiền mua mì gói, thuốc lá đem theo lên tàu cho một chuyến đi. Mỗi đợt thấy thuyền về tới bến chị mới thở phào, chứ  “cái nghề biển bấp bênh, cá thì khi có khi không, mà ông trời nhiều khi ổng lấy mất chồng mình hồi nào hổng hay đó chứ”.

Nhà dân vùng biển thường đông con, nhưng chị nói chị không dám sinh nhiều vì bữa nay nuôi con tốn kém lắm, nhất là mình muốn lo cho con ăn học đàng hoàng để đời con đỡ khổ hơn đời cha mẹ. Cháu nhỏ học mẫu giáo tiên trường mỗi tháng 700 nghìn đồng. Vậy mà chưa hồi nào chị Ngọc đóng được học phí trọn vẹn cho con một lần, khuân cá mỗi lần gom đủ 100 nghìn là chị lo “đem tới trường nộp tiền học phí góp cho con liền”.

Đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được vài đồng như vậy đó. Nhưng cái tình chân chất của các cô, các chị ở làng biển khiến chúng tôi xúc động. Mỗi một đợt khuân hết cá trên thuyền, các chị lại nài xin chủ tàu một đôi con cá nhỏ. Để làm chi? Để đem chia cho các cụ già mang ra chợ bán. “Các cụ một đời khuân cá, 70-80 tuổi rồi, sức tàn rồi lấy đâu mà bán sức mưu sinh. Mình còn trẻ, còn khỏe, còn chạy kiếm tiền được thì cũng phải biết nghĩ lại mà lo cho các cụ. Người cùng làng sống nhau có cái tình nhỏ nhỏ chia sớt cùng nhau vậy thôi” - một chị cười nói thật hào sảng chia sẻ cùng chúng tôi.

Buổi trưa ở cảng, thuyền mẹ thuyền con vẫn đang nối tiếp nhau, các cô, các chị lại từng đợt chân trần tất tả chạy khuân cá từ thuyền vào kho cho “nậu” (nơi thu mua thủy hải sản). Trời mỗi lúc mỗi nắng to, gió từ biển thổi tạt vào bỏng rát.

Dân Trí/Công lý, 13/04/2014
Đăng ngày 14/04/2014
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:59 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:59 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:59 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:59 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:59 25/11/2024
Some text some message..