Những sự thật thú vị về rạn san hô dưới đại dương

Các rạn san hô được ví như là những cánh rừng huyền ảo đầy bí ẩn với sức hút mê hoặc. Vậy san hô thật chất là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về “Người thợ xây” của đại dương qua bài viết dưới đây nhé!

San hô
Những điều mà San hô chưa từng kể với bạn. Ảnh: Tép bạc

Bạn biết gì về “Người thợ xây của đại dương” này?

Mặc dù luôn được ví như là rừng của cả đại dương nhưng thật chất, san hô không phải là thực vật mà chúng lại là những loài động vật biển thuộc lớp San hô có tên khoa học là Anthozoa. 

Đặc biệt, san hô còn có thể tự chuyển đổi giới tính để phù hợp với môi trường sống của chúng. Nếu như quá khắc nghiệt, hầu hết những “cô nàng” san hô sẽ tự đổi sang những “đấng mày râu” để có thể trải qua được cuộc sống quá đỗi khắc nghiệt và khi tình thế trở lại bình thường, chúng sẽ ngay tức khắc trở lại thành giống cái. 

Trong thực tế thì loài san hô được xem là loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang. Chúng thường dùng những xúc tu quanh miệng để bắt những con mồi. Ngoài việc ăn các sinh vật phù du để lấy dinh dưỡng nhưng hoạt động để cung cấp dinh dưỡng chính cho chúng lại chủ yếu đến từ việc quang hợp của các loài tảo đơn bào cộng sinh với loài san hô. 

Trong tự nhiên thì san hô sinh trưởng bằng cách nảy mầm nhưng những mầm này không thể tách rời khỏi cơ thể mẹ nên vì thế chúng sẽ tạo thành một quần thể san hô to lớn và tạo nên hình dạng lá cây. Chính vì thế mà nhiều người hiểu lầm rằng san hô là thực vật. 

San hô được ví là những người thợ xây bởi khi một polip chết đi, các polip khác sẽ lại tiếp tục xây dựng ngôi nhà đá vôi của người trước để lại từ lớp này qua lớp khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo nên những rạn san hô huyền ảo và kì bí dưới đại dương xanh. 

Tổng quan về san hôSơ yếu lý lịch của “Người thợ xây đại dương”. Ảnh: Tép Bạc 

Các nhà khoa học thống kê có khoảng 1.200 đến 1.300 loài san hô trên toàn thế giới. Một nửa số loài này là nằm trong các rạn san hô. Các vành đai san hô mà chúng ta thấy là kết quả của khoảng 18.000 năm đến 20.000 năm xây dựng. 

Số lượng san hôCó hơn 1200 loài san hô được tìm thấy. Ảnh: Tép Bạc

San hô có tuổi đời bằng với khủng long? 

Mặc dù là bạn bè đồng trang lứa với khủng long, thế nhưng, san hô đã sống sót sau hơn 400 triệu năm kể cả sau khi một số loài động vật bị tuyệt chủng hàng loạt và những đợt biến đổi khí hậu toàn cầu và vẫn tồn tại cho đến ngày nay nhờ sự cộng sinh với tảo biển zooxanthellae. 

Độ tuổi khủng longSan hô và khủng long cùng tuổi với nhau. Ảnh: Tép Bạc 

Vai trò của San hô 

Mặc dù số lượng san hô trên thế giới chỉ chiếm một phần nhỏ của đại dương (chưa đến 1%). Nhưng chúng lại góp một phần rất lớn khi đã tạo nên một ngôi nhà chung cho khoảng 25% các loài động vật biển khác đến sinh sống. Và có hơn 4000 loài cá khác nhau đã đến những rạn san hô to lớn này để thực hiện việc sinh sản của mình. 

San hô còn cung cấp cho cá rất nhiều thức ăn và cũng chính vì thế đã có khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới đã đánh bắt được rất nhiều cá trên các rạn san hô rộng lớn này. 

“Người thợ xây của đại dương” còn đóng thêm vai trò cực kì quan trọng khi chúng như là một bộ đệm dày, rất chắc chắn giúp bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi những cơn bão lớn hoặc khi nước dâng cao bằng cách làm chậm dòng nước, giúp bờ biển hạn chế việc bị xói mòn. 

Vai trò của san hôTầm quan trọng của san hô. Ảnh: Tép Bạc 

Thế nhưng… San hô trên thế giới đang dần biến mất! 

Do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiệt độ của nước tăng lên khiến cho nạn tẩy trắng san hô cũng dần tăng theo. 

Du lịch và khai thác san hô quá mức đã giết chết hết nhiều rạn san hô đẹp trong thập kỷ vừa qua. 

Và theo dự đoán của các nhà khoa học, trong vòng 30-50 năm tới chúng ta sẽ không còn thấy được rạn san hô nào ở đại dương nữa.

Rạn san hô đang biến mấtCác rạn san hô đang này càng khan hiếm hơn trên thế giới. Ảnh: Tép Bạc 

Phải nhanh chóng bảo vệ “những cánh rừng” của đại dương!!! 

Khi đi du lịch, chúng ta không nên giẫm đạp vào các rạn san hô vì chúng là những thể động vật và nếu làm như vậy chúng ta có thể sẽ vô tình giết chết chúng. 

Nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường biển bằng cách không xả rác bừa bãi xuống biển hoặc đại dương. 

Khi lặn xuống sâu để xem san hô, chúng ta không nên khuấy cặn vì khi đó chúng sẽ không thể quang hợp được, gây ảnh hưởng cực kì lớn đến những rạn san hô. 

Ủng hộ các quỹ bảo vệ san hô điển hình là tổ chức Reef-World. 

Bảo vệ san hô

Chúng ta phải nhanh tay trước khi quá muộn. Ảnh: Tép Bạc 

Dù chỉ chiếm một phần nhỏ ở đại dương trên khắp trái đất, thế nhưng những gì mà san hô mang lại cho cả hệ sinh thái đại dương là rất lớn. Ngoài vai trò là ngôi nhà chung cho ¼ cá thể các loài thủy vật, san hô còn mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế cho con người. Chính vì thế, chúng ta phải chung tay góp phần bảo vệ san hô, duy trì vẻ đẹp sinh thái của những cánh rừng huyền ảo nơi đại dương này. 

Đăng ngày 27/12/2022
Phạm Mét Tơ @pham-met-to
Lạ

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 18:34 22/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 18:34 22/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 18:34 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:34 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:34 22/03/2025
Some text some message..