Ninh Bình: Nuôi ngọc trai nước ngọt kiếm tiền tỷ mỗi năm

Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

nuoi trai nuoc ngot
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc được thực hiện tại Ninh Bình từ năm 2013

Thời gian gần đây, tại tỉnh Ninh Bình đang thực hiện thành công nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh. Mô hình đặc biệt này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Thu nhập kinh tế từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác.

Anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện nghiên cứu đề tài đặc biệt này cho biết, mô hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi, trên diện tích 2 ha từ năm 2013. Đây là phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.

“Kỹ thuật ghép cấy tiên tiến này cho ra sản phẩm ngọc trai nước ngọt hình tròn, kích thước từ 4 – 12mm, có chất lượng cao, màu sắc rất đẹp”, anh Lưu chia sẻ.

Ông Đinh Văn Việt, đơn vị đầu tư nghiên cứu, ứng dụng mô hình cho hay, Ninh Bình có rất nhiều loài trai nước ngọt sinh sống. Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc là rất hiệu quả, phục vụ du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và trai đen cánh dày. Hai loại trai này có tuổi thọ cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.

Cũng theo anh Lưu, thời gian nuôi thả trai cấy ngọc từ 18 tháng đến 3 năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước ao nuôi và nhiệt độ thời tiết từng năm. Kỹ thuật ghép ngọc trai được thực hiện rất cẩn thận để trai sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn. Theo đó, kỹ thuật cấy ghép và nuôi dưỡng làm sao để trai không đào thải nhân, tỷ lệ trai ngậm nhân cao.

Ông Việt chia sẻ thêm: “Sau khi cấy ghép sức khỏe của trai rất yếu, vị trí các viên nhân và tế bào chưa ổn định trong túi ngọc. Quá trình thao tác phẫu thuật có những chấn thương làm cho con trai bị đau và rất dễ nhiễm trùng. Vì thế, khi nuôi dưỡng phải luôn giữ môi trường bể nuôi sạch sẽ, các thao tác thực hiện phải nhẹ nhàng mới giảm được tỷ lệ trai chết”.

ghep ngoc
Công đoạn ghép ngọc vào trai được thực hiện rất cẩn thận.

Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.

“Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy sản khác để tận dụng tầng nước mặt. Sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi đạt trên 400 triệu đồng/năm.

Đến nay, trai nuôi nước ngọt ở Ninh Bình đã cho ra thị trường ba dòng sản phẩm ngọc gồm: ngọc trai tròn, ngọc trai cấy mô, ngọc trai hình tượng. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, TPHCM...

Gia đình bà Đinh Thị Ân có 1.400m2 ao, trước đây chỉ nuôi các loại cá truyền thống không mấy hiệu quả. “Khi được chuyển giao kỹ thuật, cung cấp về con giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, thu nhập của gia đình tôi cao hơn nhiều lần so với nuôi các loại cá truyền thống trước đây”, bà Ân nói.

Không chỉ gia đình bà Ân mà một số gia đình khác tại địa phương hiện cũng đang nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

thu ngoc trai
Khi thu hoạch, ngoài ngọc trai cho giá trị kinh tế chính thì vỏ và thịt trai cũng được tận dụng để làm hàng mỹ nghệ, thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Ông Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình cho hay, mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc rất mới. Kết quả đạt được ban đầu cho thấy có thể nhân rộng được nghề này.

“Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện như tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để triển khai nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Khi nuôi trồng thành công sẽ nhân rộng ra phát triển ở diện tích ao hồ các huyện như: Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn”, ông Lễ nói.

Báo Dân Trí, 05/09/2016
Đăng ngày 06/09/2016
Thái Bá
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 19:40 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 19:40 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 19:40 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:40 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 19:40 23/12/2024
Some text some message..