Nỗi đau từ biển

Ngư dân Bùi Văn Nhựt (1972) ra khơi cùng anh em bạn chài hành nghề câu mực trên vùng biển quần đảo Trường Sa chỉ được 4 ngày rồi mất tích từ đó đến nay. Chiếc bàn thờ được lập ra trong ngôi nhà nhỏ nằm bên mép biển cù lao Tân Mỹ, xã Bình Chánh (Bình Sơn).

tai nạn trên biển
Mẹ con chị Hòa thẫn thờ nhưng vẫn hy vọng có một phép màu nào đó đưa anh Nhựt trở về.

Chuyến ra khơi định mệnh

Con đường làng quanh co ở xứ cù lao Tân Mỹ dẫn về ngôi nhà nhỏ của anh Nhựt nằm lọt thỏm giữa xóm chài nghèo. Trước bàn thờ chồng, chị Trần Thị Hòa, vợ anh Nhựt hết khóc lại ngồi ủ rũ. Đã hơn 20 ngày trôi qua, thông tin về sự sống còn của anh Bùi Văn Nhựt vẫn bặt vô âm tín.

Chị Hòa cho biết, anh Nhựt ra khơi ngày 24 tháng giêng. Con tàu nhổ neo rời cửa biển Sa Cần hướng đến Trường Sa hành nghề câu mực. “Trưa đó,  tôi xếp mấy bộ quần áo bỏ vào trong ba lô cho anh mang đi. Đến đầu giờ chiều thì anh lên tàu ra khơi. Vậy mà ảnh đi mãi, giờ không thấy về!” – chị Hòa bật khóc.

Anh Nhựt ra khơi được sáu ngày, thì vào chiều 30 tháng giêng anh một mình một thúng hành nghề trên biển. Đến khoảng 4 giờ sáng ngày 1.2 (âm lịch), khi tàu đi thu thúng thì không thấy anh Nhựt đâu, mọi người trên ghe dùng bộ đàm gọi nhau đến cùng đi tìm. Suốt ba ngày trời với 7 chiếc tàu quần thảo tìm kiếm nhưng không thấy nên đành trở về bờ báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Vân, chủ tàu cho biết, những ngày đó thời tiết khá đẹp, sóng biển rất êm, nên mới 16 giờ là anh đã đánh ghe đi thả 26 thúng (mỗi thúng một ngư dân và câu mực xuyên đêm-PV). Giữa hai thúng cách nhau chừng 1km. “Sáng hôm sau tôi cho tàu đi thu thúng, nhưng đến điểm thả thúng của anh Nhựt thì không thấy anh ấy đâu cả. Chúng tôi cùng nhau đi tìm, nhưng chẳng thấy dấu hiệu nào hết. Từ ngày hành nghề câu mực đến nay chưa bao giờ tàu tôi lại xảy ra sự cố như thế này cả” – ông Vân trầm ngâm.

Hết hy vọng

Nắng chiều nhạt nhòa len lỏi vào bên trong ngôi nhà anh Nhựt càng làm cho khung cảnh trở nên ảm đạm. Ôm cô con gái nhỏ vào lòng, chị Hòa cứ nấc nghẹn bảo, vợ chồng cố gắng dành dụm xây được căn nhà, chưa kịp mừng thì trận bão năm 2009 cuốn bay mái tôn, đà ngang và nhiều phần vách bị ngã đổ nên phải vay tiền sửa lại. “Hôm trước Tết ảnh bảo, để qua Tết ra khơi cố gắng làm kiếm tiền về trả cho hết nợ. Vợ chồng tính toán nhiều cái lắm. Vậy mà giờ không thấy ảnh về…”- chị Hòa nói trong nước mắt.

Thắp lên bàn thờ chồng nén nhang, chị bảo, khi nghe tin anh em trên thuyền không tìm thấy anh Nhựt cả người chị run lên bần bật. Linh tính điều chẳng lành, chị tìm cách liên lạc với anh em trên tàu và các tàu gần đó cùng nhau tìm kiếm. “Ban đầu tôi sợ lắm, nhưng cố trấn an mình là chắc thúng anh bị gió xoăn cuốn trôi đi đâu đó thôi. Ngờ đâu đến giờ vẫn chưa thấy chồng trở về. Hôm rồi nghe nói có máy bay, tàu thủy đi tìm máy bay Malaisia mất tích mấy mẹ con cũng hy vọng lắm. Nhưng giờ thì hết thật rồi” – chị Hòa giàn dụa trong nước mắt.

Ngồi bên cạnh con dâu, bà Châu Thị Tĩnh (63 tuổi), mẹ anh Nhựt hết nhìn lên tấm di ảnh con trai trên bàn thờ lại nhìn di ảnh của chồng và người con trai út. “Ba nó cũng làm nghề biển rồi mất vì nghề khi nó mới có 3 tuổi đầu. Mồ côi cha, cuộc sống khó khăn nên vừa bước sang tuổi 15 nó đã lén xin các chủ tàu để được ra biển đánh bắt cá. Người ta đâu cho trẻ con ra biển. Biết thế nên nó chui xuống hầm đá để “núp”... Đến giờ thì tôi biết con tôi không còn nữa rồi! Các cháu tôi mồ côi cha thật rồi!” – bà Tĩnh bật khóc.
Báo Quảng Ngãi, 08/04/2014
Đăng ngày 10/04/2014
Bài, ảnh: Lê Đức
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 11:19 21/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 22:23 25/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 22:23 25/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:23 25/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 22:23 25/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 22:23 25/05/2024