Nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ NN-PTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TTBNNPTNT ngày 13/2/2017 và Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ NN-PTNT) và các quy định của Trung Quốc, thủ tục để XK thủy sản sang Trung Quốc.

Nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Chế biến tôm xuất khẩu.

Cụ thể như sau:

1. Bổ sung cơ sở vào danh sách được phép XK thủy sản vào Trung Quốc 

a) Cơ sở sơ chế, chế biến cần đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với từng loại hình SX ban hành kèm theo Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/7/2009 về điều kiện an toàn vệ sinh trong SX thủy sản và Thông tư số 02/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/1/2012 về điều kiện ATTP đối với cơ sở SX nước mắm, sản phẩm dạng mắm và thủy sản khô dùng làm thực phẩm.

b) Cơ sở gửi hồ sơ đăng ký thẩm định tới Cục Quản lý chất lượng NLS&TS (Nafiqad, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra) hoặc Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Trung Bộ tại Nha Trang (các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận), Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Nam bộ tại TP.HCM (các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau). Hồ sơ gồm: Trường hợp đăng ký thẩm định lần đầu gồm Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT; Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại biểu 1 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.

Trường hợp cơ sở có kết quả thẩm định lần đầu không đạt (hạng 4): báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT để được thẩm định lại.

c) Trong thời gian 03 ngày làm việc, Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc thông báo cho cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc ban hành Quyết định thành lập đoàn  thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở. Nội dung thẩm định điều kiện ATTP tại Cơ sở bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, quản lý về ATTP thủy sản; Chương trình quản lý ATTP theo nguyên tắc HACCP; Thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình SX (khi cần).

e) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc thực hiện như sau: Đối với cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3), thông báo kết quả; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP kèm theo mã số nhận diện; gửi đăng ký tới Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đề nghị bổ sung cơ sở vào Danh sách được phép XK vào Trung Quốc. Cơ sở chỉ được đăng ký để cấp chứng thư ATTP cho lô hàng thủy sản XK vào Trung Quốc sau khi Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc chấp thuận bổ sung cơ sở vào Danh sách được phép XK vào nước này. Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi để đăng ký thẩm định lại.

2. Các thông tin ghi nhãn tối thiểu theo quy định của Trung Quốc: Tên sản phẩm, khối lượng tịnh, ngày SX, thành phần, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn áp dụng. Tên, địa chỉ, mã số cơ sở SX. 

3. Thẩm định, cấp chứng thư ATTP cho lô hàng thủy sản XK vào Trung Quốc

a) Đối với lô hàng XK được SX tại cơ sở trong Danh sách ưu tiên (cơ sở xếp hạng 1, 2 có lô hàng XK và không bị phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 tháng kể từ ngày được thẩm định): Các Trung tâm vùng thuộc Nafiqad cấp chứng thư ATTP dựa trên kết quả lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP như sau:

- Chỉ tiêu thẩm tra thực hiện theo quy định nêu tại Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc được Nafiqad trình Bộ NN-PTNT công bố theo Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/11/2011.

- Tần suất lấy mẫu thẩm tra tối thiểu như sau: Chế độ đặc biệt 2 tháng/lần; Hạng 1, 1 tháng/lần; Hạng 2, 1 tháng/2 lần. Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng SX của cơ sở theo quy định tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT. Vị trí lấy mẫu tại kho bảo quản sản phẩm. Kế hoạch thẩm tra do Trung tâm vùng thống nhất với Cơ sở, bao gồm: Thời điểm lấy mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu cho từng đợt và bảo đảm thẩm tra ít nhất 1 lần/năm đối với mỗi dạng sản phẩm được sản xuất XK của Cơ sở.

- Cấp chứng thư ATTP: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Trung tâm vùng thẩm xét hồ sơ, rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm và cấp chứng thư ATTP cho lô hàng XK theo mẫu đã thống nhất với Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

b) Đối với lô hàng XK được SX tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

Trung tâm vùng thẩm định cấp chứng thư ATTP dựa trên kết quả kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng XK như sau: Trung tâm vùng cử kiểm tra viên thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa chủ hàng và Trung tâm vùng.

Nội dung, thủ tục kiểm tra lô hàng thực hiện theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT. Chỉ tiêu lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định nêu tại Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc được Nafiqad trình Bộ NN-PTNT công bố theo Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/11/2011.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi lô hàng được XK, chủ hàng cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cho Trung tâm vùng. Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Trung tâm vùng cấp chứng thư ATTP cho lô hàng XK theo mẫu đã thống nhất với Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc nếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu.

NNVN
Đăng ngày 03/09/2019
Võ Việt - Kiên Cường
Doanh nghiệp

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 17:59 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 17:59 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 17:59 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:59 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 17:59 23/04/2024