Nỗi lo thiếu lao động đi biển

Vì thu nhập bấp bênh nên nhiều lao động đi biển đã bỏ nghề, khiến các chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn do không tìm được bạn thuyền, trong khi vụ cá Nam đang bắt đầu.

lao dong bien
Nhiều chủ tàu bàn tính, dù có một nửa lao động vẫn quyết định ra khơi đánh bắt vụ cá Nam

Tàu chờ lao động

Những ngày này, tại các cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Lương… có khá nhiều tàu cá nằm im lìm bên cảng. Trên con tàu KH-95979TS, ông Trần Văn Nuôi (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) đang kiểm tra các bộ phận của máy tàu để khởi động lại vì đã gần 2 tháng nằm bờ chờ lao động. Ông Nuôi cho biết, trước đây, tàu của ông lúc nào cũng duy trì 10 lao động, nhưng hiện nay, do đi biển thu nhập bấp bênh, không ổn định, lại vất vả nên 5 người đã bỏ việc để đi tìm việc làm khác. “Tôi đã nhiều lần gọi điện, thậm chí trực tiếp đến từng nhà để mời họ tham gia đánh bắt, nhưng tất cả đều từ chối. Hiện tại, tàu tôi còn 5 bạn thuyền, nếu không tìm thêm được người thì chúng tôi cũng cố gắng xuất bến. Bởi hiện nay đang bước vào vụ cá Nam, nếu không xuất bến sẽ bỏ lỡ mất cơ hội đánh bắt đợt này”, ông Nuôi chia sẻ.

Nghề biển phụ thuộc rất lớn đến bạn thuyền, nếu không có bạn thuyền thì không thể ra khơi. Ông Nguyễn Văn Cang - chủ tàu KH-93718TS có công suất 240CV (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) trăn trở: “Bây giờ, tìm được bạn thuyền gắn bó với nghề quả thật không đơn giản. Ngay cả con cái trong gia đình cũng không còn mặn mà với nghề truyền thống, nói gì đến người ngoài”. Ông Cang lo ngại, nếu tàu cứ nằm bờ mãi, ngoài chuyện không có thu nhập thì các thiết bị máy móc, ngư lưới cụ cũng sẽ bị hư hỏng vì lâu ngày không hoạt động.

Theo nhiều lao động, nghề đi biển khá vất vả, sức lực bỏ ra nhiều, lênh đênh trên biển cả tháng trời nhưng thu nhập quá thấp nên họ không còn thiết tha bám trụ với nghề. Ông Huỳnh Văn Phước - ngư dân tại phường Vĩnh Trường (TP. Nha Trang) có hơn 15 năm đi biển cho biết, thu thập nghề đi biển phụ thuộc khá lớn vào sản lượng đánh bắt được. Thế nhưng, biển mất mùa, sức bỏ nhiều mà thu nhập thấp nên họ khó bám trụ với nghề. “Là lao động chính trong gia đình, nhưng với thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng thì làm sao chúng tôi sống được với nghề. Chính vì vậy, tôi đành tạm gác lại nghề biển để đi phụ hồ, mỗi tháng cũng kiếm được khoảng hơn 7 triệu đồng”, ông Phước chia sẻ.

Cần có giải pháp bền vững

Theo lãnh đạo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, hiện nay, nghề biển đang thiếu lao động trầm trọng, nhất là lao động trẻ. Bình quân một tàu cá cần 7 - 10 lao động để phục vụ ra khơi, nhưng việc đi biển ngày càng khó khăn, thu nhập không ổn định nên nhiều lao động không còn mặn mà với nghề. Trong khi đó, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, khiến lao động nghề biển luôn trong tình trạng khan hiếm.

Hiện nay, ở các nước tiên tiến, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt nên không cần nhiều lao động vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, trình độ và kỹ thuật khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam còn mang tính thủ công, nên đòi hỏi phải có nhiều lao động. Ngoài ra, hiện nay, phần lớn lao động đi biển hành nghề theo kiểu cha truyền con nối, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ chưa qua trường lớp đào tạo. Cùng với đó, tàu cá của ngư dân trong tỉnh chủ yếu là tàu nhỏ, vỏ gỗ, lắp máy cũ đã qua sử dụng, trang thiết bị khai thác thiếu đồng bộ. Từ đó, dẫn đến sản lượng khai thác đạt thấp, sự cố về tai nạn lao động dễ xảy ra.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết, để giải quyết tình trạng khủng hoảng lao động đi biển, trước hết các bộ, ngành Trung ương cần chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nghề đánh bắt thủy sản. Đã đến lúc cần phải chọn lọc phát triển nghề nào có định hướng, nên phân vùng, phân tuyến khai thác hợp lý hơn. Mặt khác, cần quan tâm hỗ trợ ngư dân về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để tăng hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến đánh bắt. Đồng thời có chiến lược bảo vệ, hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác hải sản ở vùng biển xa. Còn theo ông Mai Xuân Trí, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Nhà nước, địa phương cần xây dựng chính sách, quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngư dân về: hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, chế độ lao động nặng nhọc, độc hại; mở lớp đào tạo nghề khai thác thủy sản theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp như các nước khác trên thế giới cho ngư dân…

Nếu như bài toán nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và ổn định đời sống của ngư dân chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng khan hiếm lao động nghề biển sẽ còn tiếp diễn, khi ấy kinh tế biển của Khánh Hòa, một thế mạnh của tỉnh rất khó phát triển một cách bền vững.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 9.700 tàu cá các loại, với trên 30.000 lao động. Nhưng chỉ có khoảng 30% người lao động biển ở địa phương thực sự bám nghề truyền thống vững chắc. Còn lại, khoảng 70% lao động mang tính thời vụ, không có sự gắn bó lâu dài với nghề.

Báo Khánh Hòa, 10/04/2016
Đăng ngày 11/04/2016
Văn Giang
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:17 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:17 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:17 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:17 08/11/2024
Some text some message..