Nóng bỏng bệnh nghề nghiệp: Nghề nào, bệnh đó

Mỗi ngày đi làm về, chị Thủy - CN Cty chế biến thủy - hải sản Đ.N, Q.Gò Vấp, TPHCM - thường phải dùng nước nóng pha với muối  để ngâm chân. “Suốt ngày đứng, máu dồn xuống chân, tê chồn. Làm như thế cho mạch máu dãn ra, đỡ nhức mỏi” - chị Thủy chia sẻ.

chế biến thủy hải sản
Phải đứng làm việc nhiều giờ trong môi trường ẩm ướt, công nhân ngành chế biến thủy - hải sản dễ bị bệnh khớp, dãn tĩnh mạch.

“Sống mòn” trong môi trường độc hại

Không riêng gì chị Thủy, rất nhiều nữ CN làm tại các DN chế biến thủy - hải sản đều áp dụng phương pháp trên để tự chăm sóc sức khỏe cho mình. ThS Mai Thị Thu Thảo - Trưởng phòng ATLĐ, Phân viện Bảo hộ LĐ và Bảo vệ môi trường miền Nam - cho biết, mỗi môi trường làm việc, nếu không được bảo vệ đúng cách, thì sẽ mắc những bệnh nghề nghiệp (BNN) tương ứng.

Theo nghiên cứu của phân viện, trong ngành chế biến thủy - hải sản, ngoài bệnh phổ biến như tai-mũi-họng, CN ngành này có   55% bị bệnh khớp, 62,5% bị bệnh dãn tĩnh mạch chân...

Tại Cty CP phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, đã có 3 người bị bệnh nghề nghiệp, nâng tổng số NLĐ làm việc tại đây bị bệnh nghề nghiệp lên con số 17, trong đó có 8 trường hợp bị bụi phổi silic. Anh N.T.V (làm việc ở DN này được gần 10 năm) cho rằng, nguy cơ dẫn đến bệnh tật ở những DN sản xuất hóa chất là rất đáng ngại. Tình hình này nếu không sớm được cải thiện thì không ít NLĐ lại phải chịu cảnh “sống mòn” trong môi trường LĐ nặng nhọc, độc hại.

Trong khảo sát về điều kiện LĐ và sức khỏe CN một số đơn vị thuộc ngành xây dựng tại TPHCM của TS Phạm Thị Bích Ngân - Phó GĐ Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp (Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ) - cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tai-mũi-họng chiếm 44,44%, bệnh về mắt 30,56%, bệnh nội khoa như huyết áp, dạ dày... (30,56%)...

Gia tăng bệnh nghề nghiệp

“Có những lúc tôi khám sức khỏe cho NLĐ, phát hiện ở một DN có quá nhiều CN bị sạn thận, sỏi thận, hỏi ra mới biết ở đó, CN đi vệ sinh phải ghi tên, một ngày chỉ được đi vệ sinh mấy lần. CN đi nhiều sợ phạt, trừ lương nên uống ít nước, hoặc đành phải nhịn. Lâu dần thì mắc bệnh sạn thận, sỏi thận” - TS-BS Huỳnh Tấn Tiến - GĐ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động & Môi trường, Sở Y tế TPHCM - cho biết.

Một bác sĩ tại trung tâm  này cho biết thêm, 6 tháng đầu năm 2013, qua khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ ở 58 đơn vị, kết quả gần 60% số NLĐ có sức khỏe trung bình trở xuống.  Trong khám BNN, hơn 33% số NLĐ được khám cần được theo dõi bệnh, trong đó có các bệnh tiêu biểu như điếc nghề nghiệp, nhiễm độc toluen/xylen, nhiễm độc hóa chất...

Còn theo Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH thì tổng số người mắc BNN đã qua giám định tính đến cuối năm 2010 là 26.928 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 20.229 ca (chiếm 75,1%). Thực tế, số người mắc BNN có thể cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Qua khám sức khỏe định kỳ, tỉ lệ NLĐ có sức khỏe yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) năm 2010 là 8,8%. Tỉ lệ nghỉ ốm trong CNLĐ năm 2010 là 24,7% so với tổng số NLĐ các DN có báo cáo.

Ông Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn LĐ Bộ LĐTBXH - cho biết, hiện tình trạng DN vi phạm về ATVSLĐ khá phổ biến. Trong đó xét về một số chỉ tiêu cơ bản của DN cả nước thì chỉ có khoảng 35-36,7% thực hiện các quy định này.

TS Phạm Thị Bích Ngân - Phó GĐ Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp: Từ thực trạng nhiều DN và NLĐ phải chịu hậu quả từ việc thiếu tuân thủ pháp luật LĐ, coi nhẹ môi trường, điều kiện LĐ, thiếu biện pháp bảo vệ sức khỏe NLĐ, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng và triển khai thực hiện văn hóa an toàn tại DN là rất cần thiết. Văn hóa an toàn phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải là sản xuất hàng đầu rồi xem nhẹ ATVSLĐ.

(Còn nữa)

Báo Lao Động
Đăng ngày 10/10/2013
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:58 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:58 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:58 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:58 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:58 17/02/2025
Some text some message..