Nông dân khốn đốn vì ô nhiễm

Chưa dừng lại ở việc làm cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, thiệt hại hàng chục tỷ đồng; gần đây, nông dân xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) rất bức xúc trước việc các nhà máy chế biến hải sản xả thải gây hư hại hàng trăm hécta hoa màu, cây trồng. Tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi nước thải tràn vào ruộng muối khiến diêm dân đã nghèo lại thêm khốn đốn.

nuoc ban
Người dân xã Tân Hải chỉ nước bẩn bao quanh ruộng muối

Liêu xiêu vì cá chết

Sau Tết Bính Thân, chúng tôi trở lại xã đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu, tỉnh BR-VT) sau “cơn bão” cá chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm. Nằm đung đưa trên chiếc võng, chị Nguyễn Thị Bé Em (tiểu khu 4, xã Long Sơn) hướng đôi mắt thẫn thờ về những lồng cá trống trơn trên mặt nước. Chỉ vài tháng trước, vào tầm 3 - 4 giờ chiều, vợ chồng chị luôn tất bật với việc cho cá ăn, dọn dẹp lồng; nhìn những con cá bớp, cá chim… lớn lên từng ngày, vợ chồng chị lòng như “mở cờ” khi nghĩ đến việc sẽ trả được số nợ hơn 1 tỷ đồng. Mong ước là vậy, thế nhưng chỉ qua một đêm, vào ngày 5-9-2015, khoảng 15.000 cá chim, 3.000 cá bớp sắp thu hoạch bỗng dưng nhảy dội khỏi mặt nước và chết trắng cả lồng bè. Không chỉ riêng gia đình chị Bé Em, hàng chục hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn) cũng gặp tình trạng tương tự. Đây không phải lần đầu tiên cá chết hàng loạt. Theo chị Bé Em, đã 3 năm liên tục, tình trạng cá chết vì ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra nhiều lần, bà con đã gửi rất nhiều đơn thư phản ánh tới cơ quan chức năng nhưng vẫn không được giải quyết. “Rõ ràng các nhà máy xả thải gây ô nhiễm, chính người dân còn chụp hình, quay phim được, tại sao các cơ quan chức năng không xử lý, để dẫn đến việc bè cá của chúng tôi chết không chừa một con?”, anh Sáu Xi (chồng chị Bé Em) bức xúc.

Những ngày sau đó, hàng chục người dân mang cá chết đến trước các nhà máy chế biến hải sản xả thải gây ô nhiễm nước sông Chà Và, rải ra cổng; rồi lên trụ sở UBND tỉnh BR-VT nhờ phân xử. Biết làm như vậy là sai, nhưng sự bức bách về miếng cơm manh áo, việc mưu sinh bị dồn vào chân tường, những người dân lương thiện trở nên thiếu kiềm chế. Trước tình hình này, UBND tỉnh BR-VT khẩn trương thành lập các đoàn thanh, kiểm tra để đòi lại quyền lợi của người dân. Đoàn luật sư tỉnh BR-VT cũng hướng dẫn bà con kiện doanh nghiệp ra tòa.

Chưa biết vụ việc sẽ đi tới đâu, nhưng hiện nay bà con ngư dân xã Long Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là không có vốn để tái nuôi thủy, hải sản và số tiền lãi hàng tháng phải trả ngân hàng vì đa số người nuôi cá lồng bè nơi đây ai cũng vay nợ, thậm chí vay lãi nóng bên ngoài để nuôi cá. Khó khăn nữa của ngư dân xã Long Sơn chính là vấn đề thuê luật sư bào chữa và đóng án phí. Theo người dân, chỉ có hộ nghèo, gia đình chính sách mới được luật sư bào chữa miễn phí, số còn lại phải thuê luật sư.

Ông Lê Xuân Tú, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn đến việc cá chết hàng loạt hiện nay không còn nữa, bà con đã ổn định tâm lý. Song, như “con chim sợ cành cong”, một số hộ thậm chí đã bán hoặc cho thuê lồng bè để có tiền trả nợ hoặc chuyển sang làm công việc khác. Riêng về vụ kiện các nhà máy xả thải làm cá chết, hiện các cơ quan chức năng đang song hành đấu tranh cho quyền lợi của bà con. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ đề nghị các ngân hàng hỗ trợ vốn vay hoặc có các chế độ ưu đãi để bà con yên tâm sản xuất.

Đồng muối bị nhiễm bẩn

Việc các nhà máy chế biến hải sản xả thải gây chết cá tràn lan ở hạ lưu sông Chà Và, không chỉ khiến những hộ nuôi cá lồng bè ở xã đảo Long Sơn “trắng tay” mà còn đang gây thiệt hại hàng trăm hécta lúa và rừng tràm của nông dân xã Tân Hải (huyện Tân Thành). Theo đó, khi cống số 6 - nơi xả thải của các nhà máy chế biến hải sản bị đóng lại, nước thải không được xả ra sông đã dẫn đến tình trạng ùn ứ, tràn ngập ra xung quanh, gây ảnh hưởng tới người trồng lúa và làm muối ở trong đê.

Có mặt tại ruộng muối của diêm dân ở thôn Nam Hải (xã Tân Hải) vào thời điểm cuối tháng 2, chúng tôi nhận thấy ruộng muối đang phơi nắng bắt đầu xuất hiện lớp muối mỏng màu trắng. Bao quanh ruộng muối là nước mênh mông có màu hồng nhạt, bốc mùi hôi nồng. Diêm dân cho biết, để đối phó với tình trạng nước bẩn tấn công ruộng muối, người dân đã phải đắp bờ cao, túc trực máy bơm 24/24 giờ để xử lý kịp thời sự cố nước thải tràn vào ruộng. Ông Trần Văn Thập, người dân thôn Nam Hải, nhìn ruộng muối dưới nắng chiều mà lòng bất an. “Do đất bị nhiễm mặn không trồng được hoa màu nên chúng tôi chuyển qua làm muối để kiếm sống qua ngày. Nhưng nay, những ruộng muối đang bị nước bẩn đe dọa, chúng tôi chẳng biết bám víu vào đâu”, ông Thập buồn bã nói.

Ngày 19-2 vừa qua, đoàn kiểm tra của huyện Tân Thành gồm: Phòng NN-PTNT, Phòng TN-MT cùng UBND xã Tân Hải đã thị sát vùng ngập úng tại cánh đồng thôn Nam Hải và thôn Cát Hải. Đoàn kiểm tra xác định, cánh đồng trong đê bị ngập úng khoảng 200ha, gồm tràm, dừa có dấu hiệu vàng lá do cống số 6 hoạt động không đúng quy luật, dẫn đến đất bị nhiễm mặn… Ngoài ra, theo ý kiến của cán bộ Trạm quản lý Công trình thủy lợi xã Tân Hải, một phần dẫn tới tình trạng trên là do các nhà máy xả thải. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hải, cho biết cánh đồng lúa và cây công nghiệp thuộc địa bàn thôn Nam Hải và Cát Hải có diện tích 350ha, tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 30ha lúa bị chết, 0,7ha bị mất trắng; tổng thể có hơn 200ha cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do đất bị nhiễm mặn vì xả thải và hoạt động không theo quy luật của cống số 6. Được biết, cống số 6 có nhiệm vụ điều tiết nước và ngăn mặn; tuy nhiên, khi triều cường dâng, cửa cống không được đóng chặt nên nước mặn tràn vào. Mặt khác, khi triều cường rút, nước mặn và nước thải từ các nhà máy chế biến hải sản không được tiêu thoát nên ùn ứ, gây ô nhiễm đất khiến cây cối, hoa màu chết khô; nước thải tràn vào ruộng muối. Hiện nay, 100ha đất tại khu vực này đang có nguy cơ bỏ hoang.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT, qua 4 đợt cá chết, người nuôi thủy sản trên sông Chà Và bị thiệt hại hơn 18 tỷ đồng; bà con đề nghị các nhà máy phải bồi thường 13,8 tỷ đồng. Ngoài 35 hộ dân bị thiệt hại trong vụ cá chết vào tháng 9-2015, còn có nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và bị thiệt hại những năm trước đây cũng muốn kiện các doanh nghiệp chế biến hải sản ở xã Tân Hải ra tòa.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 26/02/2016
Đăng ngày 27/02/2016
Đức Trung - Nông Ngân
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 19:33 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 19:33 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 19:33 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 19:33 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 19:33 22/11/2024
Some text some message..