Nông dân không đủ điều kiện nhận hỗ trợ thiệt hại khi thiên tai xảy ra: Bài học “mất bò mới lo làm chuồng”

Trong đợt thiệt hại do El Nino vừa qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh bị thiệt hại gần 159.000 ha. Mặc dù UBND tỉnh đã công bố thiên tai nhưng đến thời điểm này chưa có hộ dân nào đủ điều kiện để nhận hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu là do không kê khai sản xuất ban đầu với UBND xã và không có hoá đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch, chứng từ để chứng minh nguồn gốc tôm đã thả nuôi.

cá sấu
Ông Nguyễn Tiến Dũng, ấp Bàu Chấu, xã Việt Thắng, đăng ký nuôi cá sấu với địa phương, tác động tích cực từ Chỉ thị 07 của UBND tỉnh.

Để rút kinh nghiệm từ việc “mất bò” này, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 6/7/2016 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó, có quy định về việc kê khai sản xuất ban đầu với UBND xã.

Ông Trần Văn Bê, ấp Cái Ðôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, nuôi 4 vụ tôm công nghiệp nhưng gặp nắng hạn gay gắt đã lần lượt thất thoát gần 500 triệu đồng. Gia đình ông giờ đã kiệt quệ trong tái đầu tư, con ông mấy đứa đã đi Bình Dương lao động.

Bức xúc trước việc không nhận được tiền hỗ trợ thiệt hại, ông Bê bộc bạch: "Nào giờ nuôi tôm nông dân chúng tôi cũng rất ý thức trong việc ghi chép nhật ký thả nuôi, quản lý nước, dịch bệnh, thức ăn nghiêm túc nhưng chuyện lấy hoá đơn chứng từ hay đăng ký với UBND xã thì chưa thực hiện. Mà cũng có cán bộ nào nhắc phải thực hiện đâu, giờ mới vỡ lẽ ra thì lỗi có phải của nông dân chúng tôi đâu”.

Bài học này hiện nông dân Cà Mau đang phải trả giá rất đắt. Theo báo cáo số 637, ngày 15/7/2016 của Sở NN&PTNT, trong 25.000 ha mà các địa phương báo đủ điều kiện nhận hỗ trợ, qua thẩm định, khẳng định không hộ nào đủ điều kiện.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thừa nhận: "Lỗi này không hẳn của nông dân, nào giờ tỉnh cũng đâu có văn bản hướng dẫn việc người dân sản xuất phải đăng ký với địa phương. Vụ mùa này nông dân phải chịu thiệt thòi lớn quá. Sở đang kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc hướng dẫn các địa phương tuyên truyền để người dân hiểu và bắt đầu đăng ký với địa phương từ vụ mùa mới này.

Rút kinh nghiệm từ thiệt hại vừa qua và những hậu quả mà nông dân phải gánh chịu, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 07 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa năm 2016. Trong chỉ thị này, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân thực hiện việc đăng ký kê khai sản xuất với chính quyền địa phương; lưu giữ hoá đơn, chứng từ mua cây, con giống, thức ăn... để được hưởng quyền lợi nếu thiên tai xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: "Thiên tai xảy ra trên địa bàn là rất nặng nề. Tình hình thiên tai, hạn hán đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống bà con. Tuy nhiên, cũng nhờ bài học "đắng" từ thiên tai này mà ta mới thấy được những hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành tại các địa phương. Việc quán triệt, tuyên truyền thực hiện các kế hoạch phòng, chống thiên tai, kế hoạch sản xuất đã qua chưa sâu rộng (xây dựng kế hoạch tốt nhưng triển khai kế hoạch chưa tốt, chủ quan ngay trong nội bộ cán bộ); công tác xử lý đối với thiên tai, hạn hán còn hạn chế (thống kê, tập hợp báo cáo, hỗ trợ khắc phục thiên tai còn nhiều bất cập, hạn chế). Cụ thể như việc hỗ trợ thiệt hại trên lúa vừa qua, cố gắng nhiều nhưng những hạn chế vẫn xảy ra. Tuy số vụ không nhiều nhưng niềm tin của người dân mất mát nhiều và uy tín của cán bộ địa phương ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Ðề nghị các địa phương phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới".

Ðối với việc người dân không có cơ hội nhận hỗ trợ thiệt hại trên tôm, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chia sẻ: "Biết ngay từ đầu là sẽ rất ít người dân nhận được hỗ trợ này nhưng chúng tôi vẫn quyết liệt làm, làm để người dân ý thức được rằng phải có hoá đơn chứng từ khi mua bán để Nhà nước còn có cơ sở mà hỗ trợ thiệt hại. Ngoài ra, bài học này còn cảnh tỉnh các địa phương trong quản lý vùng nuôi được chặt chẽ hơn".

Bài học về mua bán có hoá đơn, chứng từ; chăn nuôi phải đăng ký với địa phương tuy có đắng nhưng có còn hơn không trong thời buổi hội nhập này. Mong rằng Chỉ thị số 07 của UBND tỉnh sẽ được các địa phương triển khai đến tận hộ dân để người nông dân biết tự “làm chuồng” trước khi “mất bò”./.

Báo Cà Mau, 31/07/2017
Đăng ngày 01/08/2016
Bài và ảnh: Huệ Như
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 02:06 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 02:06 17/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 02:06 17/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 02:06 17/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:06 17/09/2024
Some text some message..