Nông dân lấp ao ương cá tra giống để trồng lúa

Gần 1 năm qua, giá cá tra giống liên tục nằm ở mức thấp dưới giá thành sản xuất khiến nông dân ương giống lỗ nặng. Chính vì vậy, hiện nay đã có hàng chục ha ao ương cá tra giống ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) được nông dân san lấp để trở lại với nghề trồng lúa nước.

Ao ương cá tra giống
Nhiều nông dân ương cá giống lỗ nặng tính chuyện lấp ao trở lại trồng lúa

Ông Đoàn Văn Dễ, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy đã đào ao ương cá tra giống trên đất lúa đến nay là được 4 vụ nuôi nhưng chỉ lời được vụ đầu, tính ra lỗ hơn 100 triệu đồng nên đang cân nhắc việc lấp ao, chuyển sang nghề khác.

Theo ông Dễ, thời điểm đầu năm 2012, giá cá tra giống lên ào ào, có lúc lên tới 60 ngàn đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất lúc đó chỉ khoảng 20 ngàn đồng/kg nên người nuôi lãi lớn. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau là cá liên tục sụt giảm, thậm chí chỉ còn 20 ngàn đồng/kg nhưng giá thành sản xuất tăng lên 25 ngàn đồng/kg làm người nuôi lỗ nặng. Đó là chưa kể tình trạng dịch bệnh tràn lan, cá chết trắng ao phải dùng lưới kéo bỏ không thu được đồng nào.

Tình trạng lấp ao, bỏ nghề cũng đang diễn ra ở xã Thạnh Lộc, nơi mà việc đào ao ương cá tra giống trên đất lúa diễn ra cả ngày lẫn đêm trong thời điểm đầu năm 2012 làm diện tích ương cá tra giống tăng lên hàng ngày.

Ông Nguyễn Văn Sang, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy cho biết, cách nay hơn 1 năm cá tra giống hút hàng, giá tăng mạnh, nhiều người ương cá dễ dàng thu được tiền tỷ chỉ với vài ngàn mét vuông mặt nước ao nên gia đình ông cũng hối hả đào 3.000m2 đất lúa để ương cá tra giống.

Kết quả sau 3 vụ ương cá tra giống gia đình ông lỗ hơn 150 triệu đồng do giá cá tuột giảm nhanh chóng, dịch bệnh tăng, trong khi chi phí ương giống ngày càng cao. Để chấm dứt tình trạng thua lỗ, gia đình ông Sang dự định kêu xe cơ giới lắp ao để trở lại trồng lúa.

Trong khi đó, nhiều hộ ương giống sợ lỗ neo cá để chờ giá thì giờ lại mang nợ nặng hơn do thời gian gần đây cá tra giống rất khó tiêu thụ nên họ đành nuôi cầm chừng. Tiền mua thức ăn hàng ngày là một khoản không nhỏ, trong khi giá cá tra giống ngày càng sụt giảm.

Theo ngành nông nghiệp, mô hình ương cá tra giống phát triển ở các xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, Phú Cường… cách đây khoảng 10 năm với diện tích mỗi xã chỉ khoảng 10 - 30 ha. Bước sang đầu năm 2012, mô hình sản xuất này phát triển phát triển “nóng”, chỉ trong vòng hai tháng diện tích ương cá giống ở huyện Cai Lậy đã tăng đột biến hơn 150 ha.  Đến nay, do thua lỗ và cá tra giống gần như không còn đầu ra nên chỉ riêng xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc đã có trên 15 ha ao ương cá tra giống được nông dân thuê cơ giới san lấp để trở lại nghề trồng lúa và chắc chắn con số này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 05/07/2013
Thành Công
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 12:42 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 12:42 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 12:42 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:42 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:42 06/11/2024
Some text some message..