Nông dân Nam Định làm giàu từ nuôi cá chạch sụn

Từ ruộng đất trũng thùng đào, thùng đấu, gia đình anh Nguyễn Văn Muôn ở thôn Duyên Hạ, xã Minh Thuận (Vụ Bản) đã quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá chạch sụn đầu tiên ở xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu từ nuôi cá chạch sụn
Nuôi cá chạch sụn theo phương pháp công nghiệp giúp gia đình anh Nguyễn Văn Muôn thôn Duyên Hạ, thu lãi hơn 150 triệu đồng mỗi năm.

Đầu năm 2004, khi xã có chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, như nhiều gia đình khác, anh đã bàn bạc với gia đình mạnh dạn đấu thầu 1ha để cải tạo làm trang trại đa canh. Ngoài nuôi cá, cấy 7 sào ruộng, anh còn nuôi 300 con ngan đẻ trứng và 500 con ngan thịt, hơn 1.000 con vịt thương phẩm mỗi năm. Hằng năm, gia đình anh có thu nhập hơn 150 triệu đồng. Từ lãi ban đầu, anh lại tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi.

Đến năm 2011, do ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm, giá vịt, ngan xuống thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, nên anh quyết tâm tìm tòi hướng chuyển đổi con nuôi. Từ năm 2012, được biết con cá chạch sụn đang phát triển nở rộ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh tìm đến Thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) là địa phương có nhiều hộ nuôi cá chạch sụn thành công để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp nuôi công nghiệp trong ao.

Anh Muôn cho biết: “Cá chạch sụn tương đối dễ nuôi, kỹ thuật không quá khó, chỉ cần chú ý xử lý nguồn nước để phòng tránh dịch bệnh. Ưu điểm lớn nhất của loại cá này là tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Khác với đặc tính của cá chạch ta là sinh sống dưới bùn, chạch sụn lại nổi lên mặt nước nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh”. Nói là vậy, nhưng những ngày đầu nuôi cá chạch, gia đình anh Muôn cũng gặp không ít khó khăn.

Để đảm bảo nguồn nước sạch, không dịch bệnh, anh đã dành nguyên 2 ao xây thành bể lắng. Nước lấy từ kênh cấp 1 của xã được đưa vào bể lắng trước khi dẫn vào ao nuôi. Ao đào sâu từ 80-100cm, đồng thời xử lý môi trường nền ao, nước triệt để bằng chế phẩm sinh học trước khi xuống giống. Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên trong quá trình nuôi chạch sụn anh Muôn luôn chú ý cho ăn đúng giờ, nếu thấy cá có biểu hiện ăn kém thì phải kiểm tra ngay xem xét tìm nguyên nhân để xử lý kịp thời bằng cách thay nước hoặc dẫn thuốc đặc trị xuống ao. Ngoài ra, anh còn chú ý về điều kiện nguồn nước, chất đất, lượng nước, lượng thức ăn phù hợp vào từng giai đoạn sinh trưởng của cá, tránh thức ăn dư thừa làm thay đổi môi trường ao nuôi. Thời gian cho ăn thông thường từ 1-2 lần/ngày nhưng do cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên anh thường cho ăn vào chiều tối là chủ yếu. Nhờ nuôi đúng quy trình kỹ thuật và có sự đầu tư chăm sóc tốt nên trong các vụ nuôi, cá chạch sụn của gia đình anh Muôn đều tăng trưởng ổn định và đạt năng suất cao vượt trội. Tùy theo thời tiết mà cá sinh trưởng nhanh hay chậm. Mùa hè, trung bình khoảng 3-3,5 tháng xuất được một lứa cá. Mùa đông chậm hơn, dao động từ 4-4,5 tháng/lứa. Năng suất bình quân đạt gần 1 tấn cá chạch/năm, bán với giá 80 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, anh còn cung cấp cho thị trường trên 20 vạn con giống, mức giá dao động từ 300-700 đồng/con. Cá thu hoạch đến đâu, thương lái đặt mua hết đến đó. Hiện nay, gia đình anh mở rộng diện tích nuôi cá chạch với 11 ao, trong đó có hai ao nuôi cá giống, 7 ao nuôi cá thịt và 2 ao chuyên để nước dự trữ. Năm 2017, trừ chi phí, gia đình anh còn lãi khoảng 165 triệu đồng. Vụ nuôi mới năm 2018, anh dự kiến tiếp tục thả 1 triệu con giống cá chạch sụn, đồng thời trồng thêm các loại cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao trên bờ ao như bưởi da xanh, ổi găng…

Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, cá chạch sụn đang trở thành con nuôi mới trong ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh ta. Mô hình nuôi cá chạch theo phương pháp công nghiệp của anh Nguyễn Văn Muôn là điển hình cho các hộ chuyển đổi sản xuất của xã Minh Thuận tham khảo để nhân rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

Báo Nam Định
Đăng ngày 18/03/2018
Đức Toàn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 16:44 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 16:44 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 16:44 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 16:44 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:44 17/11/2024
Some text some message..