Nông dân Nghệ An nuôi rùa sinh sản, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Anh Phan Văn Lễ ở xóm Khang Thọ, xã Nam Cát, huyện Nam Đàn đã thành công trong mô hình nuôi rùa nước ngọt sinh sản, thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi rùa sinh sản, thu hàng trăm triệu mỗi năm
Rùa giống được bán với giá 700.000 đồng/con. Ảnh: Thế Thắng

Nam Cát là xã đã về đích nông thôn mới của huyện Nam Đàn, trên địa bàn có nhiều mô hình phát triển kinh tế với cách làm hay, trong đó có mô hình nuôi rùa sinh sản đang cho hiệu quả của anh Phan Văn Lễ ở xóm Khang Thọ. 

Nhận thấy giống rùa nước ngọt dễ nuôi, ổn định đầu ra, anh Phan Văn Lễ đã bỏ ra 150 triệu đồng mua 90 con giống rùa bố mẹ từ các trang trại ở Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh về nuôi và đã thành công.

Anh đã làm thủ tục xin giấy phép của cơ quan chức năng để đủ điều kiện nuôi rùa tại địa phương. Để nuôi rùa, anh tiến hành xây bể xi măng trong vườn nhà. Thức ăn của rùa chủ yếu là các loại gốc cây rau muống, bèo tây, cá và xác động vật…

Đặc biệt, rùa có thể chịu nhiệt và chịu đói tốt, chúng có thể nhịn ăn được cả tháng ở chế độ ngủ đông nên quá trình nuôi thêm phần thuận lợi.


Chú rùa lớn nhất của anh Lễ hiện đã đạt trọng lượng 13kg. Ảnh: Thế Thắng

Hiện nay tổng số đàn rùa lớn nhỏ là 400 con, trong đó có 100 con rùa bố mẹ phục vụ cho sinh sản. Rùa thường nuôi từ 5 năm mới cho sinh sản; rùa miền Bắc sinh sản vào mùa xuân, rùa miền Nam vào mùa thu.

Trung bình mỗi con rùa mẹ sinh sản và ấp nở được khoảng 8 - 10 rùa con mỗi năm. Đàn rùa của anh Lễ mỗi năm sinh sản được khoảng 200 con rùa con, sau 10 ngày tuổi, rùa được nhập cho thương lái với giá 700.000 đồng/con; ước tính mỗi năm anh thu về hơn 100 triệu đồng từ việc bán rùa giống.


Bể nuôi rùa nước ngọt của anh Phan Văn Lễ. Ảnh: Thế Thắng

Theo anh Lễ, giá rùa thương phẩm bán ra thị trường khá đắt, tuy nhiên hiện nay anh chủ yếu đang chăn nuôi rùa sinh sản và cung cấp con giống.

Nhu cầu về rùa ngày càng được thị trường ưa chuộng nên sắp tới anh mở rộng nuôi rùa thương phẩm đồng thời tiếp tục cung ứng giống cho bà con có nhu cầu nuôi.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 06/11/2018
Thế Thắng

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 10:31 27/06/2024

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 04:26 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 04:26 28/06/2024

Dinh dưỡng cho sức khỏe nhờ vào những món ăn từ cá nheo

Từ lâu, cá nheo đã được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cá nheo được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, góp phần bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cá nheo
• 04:26 28/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 04:26 28/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 04:26 28/06/2024
Some text some message..