Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi “thắng đậm”

Từ đầu năm 2019 đến nay, nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi trong và ngoài tỉnh rất phấn khởi, bởi giá luôn ở mức cao, nông dân thắng đậm.

Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi thắng đậm
Nông dân nuôi cá lóc ghép với cá thác lác cườm, cho hiệu quả kinh tế cao

Nội địa “ăn” nhiều

Gia đình bà Nguyễn Thị Lan (xã Hòa Lạc, Phú Tân) nuôi 5 hầm cá lóc, bình quân mỗi hầm diện tích mặt nước 1ha. Sản lượng bình quân 60 tấn/vụ/ha. Với giá bán cho thương lái 48.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà Lan lãi trên 10.000 đồng/kg. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng 10 năm qua. “Cá lóc năm nay có giá nhờ thị trường nội địa lẫn xuất khẩu tiêu dùng rất mạnh. Hiện nay, mỗi ngày nông dân có khoảng 700 tấn cá cũng bán hết, vì thương lái tìm đến hầm mua rất nhiều. Năm nay, giá cá lóc tăng cao, thức ăn tăng nhưng đồng lãi bù đắp được chi phí bỏ ra nên nông dân rất phấn khởi” - bà Lan chia sẻ.

Không chỉ có gia đình bà Lan, nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Lạc cũng phấn khởi bởi hiệu quả sản xuất mỗi mùa vụ rất cao. “Chưa bao giờ người nuôi cá lóc phấn khởi như năm nay. Từ người nuôi cá thương phẩm đến hộ làm giống, các công ty chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản cũng vui, vì bán được rất nhiều sản phẩm” - ông Cao Văn Be (xã Hòa Lạc) phân tích.

Một trong những nguyên nhân giúp mặt hàng cá lóc được người tiêu dùng “ăn” nhiều, trước hết do bệnh dịch tả heo Châu Phi xuất hiện. Ngay sau khi tỉnh Thanh Hóa, địa phương đầu tiên của cả nước công bố dịch, thương lái ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc đã tìm đến các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang… tìm mua cá lóc mang đi tiêu thụ. Từ đó, lượng cá tiêu thụ tại thị trường nội địa ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh trở nên thiếu hụt, giá cá tăng hàng ngày. Một trong những nguyên nhân khác khiến người tiêu dùng “ăn” cá lóc mạnh là do người nuôi cá đã lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, cụ thể ngư dân nuôi cá lóc hiện nay sử dụng phương pháp bơm nước hàng ngày, từ đó môi trường nước trong hầm cá rất sạch. 

Cùng với biện pháp bơm nước, ngư dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi như cho cá ăn lượng đạm thích hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ao nuôi cá lóc, đa phần ngư dân sử dụng loại ao đáy treo, nghĩa là khi cần, bà con rút bọng để xả nước ra kênh, từ đó môi trường nước trong ao rất sạch. Chẳng những cá ăn lượng đạm phù hợp, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nông dân luôn tăng cường chất xơ, từ đó giúp cá khỏe mạnh, thịt cá thơm, ngon nên người tiêu dùng rất thích.

nuôi cá, nuôi cá sặc bổi, nuôi cá lóc, giá cá, giá cá sặc, giá cá lóc

Thương lái đưa xe tải đến hầm bắt cá để chở ra cửa khẩu. Ảnh: MINH HIỂN

Xuất khẩu gia tăng 

Không chỉ có mặt hàng cá lóc giá tăng cao, người nuôi cá sặc bổi cũng “thắng đậm”, bởi có thời điểm, giá cá sặc bổi ở mức 84.000 đồng/kg. Với mức giá này, chỉ tính riêng khâu nuôi ngư dân lãi trên 15.000 đồng/kg. Mức lợi nhuận còn lại được phân chia cho các công ty chế biến thức ăn và thuốc thú y thủy sản, thương lái đến mua cá tại hầm và các đại lý, vựa cá ở các chợ đầu mối. Cá có giá, người nuôi lẫn doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều có lời. Song, vấn đề đặt ra là giá cá neo ở mức cao sẽ được bao lâu? Hay là thấy người nuôi cá lóc, cá sặc bổi lời nhiều, những người nuôi cá tra, cá rô, cá mè vinh nhảy vào cuộc chơi, từ đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

“Năm nay, cá lóc có giá, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, các mặt hàng cá kể trên còn được xuất khẩu mạnh, phục vụ người tiêu dùng Campuchia. Bình quân mỗi ngày, ở các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam - Campuchia của An Giang, Đồng Tháp… lượng cá xuất trên 500 tấn. Doanh nghiệp nước bạn đưa xe trọng tải lớn xuống đến cửa khẩu để nhận hàng, giao tiền, từ đó lượng cá trong nội địa được tiêu thụ rất mạnh” - bà Võ Thị Nhanh (thương lái bán cá cho thị trường Campuchia) thông tin. Khác với những năm trước, năm nay thị trường Campuchia không chỉ “ăn” mặt hàng cá lóc loại từ 300-500gr, mà cá ở tất cả các kích cỡ đều mua mạnh. 

Không chỉ có thị trường Campuchia, cá lóc, cá sặc bổi còn được các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang, Khánh Hòa… mua để xuất đi các thị trường cấp thấp như Châu Phi. Tại nhà máy, cá được đánh sạch vẩy, cắt tiết, móc bỏ nội tạng rồi xẻ bướm đông lạnh. Đa phần sản phẩm được xuất khẩu bằng hình thức container ghép, nghĩa là xuất chung với mặt hàng cá tra fillet, cá lóc, cá sặc bổi, cá rô… Đây là những mặt hàng phục vụ cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi “thắng đậm” đã góp phần phần tích cực cho mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung- khi mặt hàng cá tra xuất khẩu gặp khó. Tính đến thời điểm này, đối với An Giang, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, vì vậy, năm nào các sản phẩm nông nghiệp có giá thì đời sống người nông dân khấm khá hơn và ngược lại. Câu hỏi đặt ra ở đây, làm thế nào để giá các sản phẩm nông nghiệp luôn ở mức cao. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý, chuyên môn đều biết, song để giải nó là chuyện không dễ, bởi chúng ta vẫn chưa điều tiết được sản xuất, nông sản làm ra người nông dân vẫn chưa quyết định được giá bán, mà đa phần phụ thuộc vào thương lái. Nông dân vẫn còn tập quán làm ăn riêng lẻ, thay vì đi vào con đường làm ăn hợp tác, vì vậy khi các vấn đề vừa nêu được giải quyết một cách rốt ráo thì sản phẩm nông nghiệp mới mong có giá cả ổn định.

“Nông dân nuôi cá sặc bổi, cá lóc “thắng đậm”, bà con rất vui, người làm cá giống, bán thức ăn cũng vui nhưng những người làm khô thì rất lo, bởi giá cá nguyên liệu quá cao. Cụ thể, thương lái chở cá về bán cho các cơ sở chế biến từ 52.000-55.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg khô thành phẩm, phải mất 4kg cá nguyên liệu, từ đó giá thành sản xuất 1kg khô cá lóc ở mức 260.000 đồng/kg, sản phẩm rất khó tiêu thụ trên thị trường” - bà Nguyễn Thị Lãnh (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) phân tích.

Báo An Giang
Đăng ngày 21/09/2019
Minh Hiển
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:22 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:22 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:22 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:22 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:22 21/12/2024
Some text some message..