Nông nghiệp Việt “đón sóng” TPP - Bài 4: Thủy sản lo ngay từ “gốc”

Cùng với hàng nông sản, thủy sản là một trong những ngành hàng nông nghiệp được đánh giá sẽ được hưởng lợi khi TPP có hiệu lực.

file cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Hùng Cá, TP. Cao Lãnh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Tuy nhiên, quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành này.

Mừng ít, lo nhiều

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cả 11 nước nước thành viên tham gia TPP, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Mexico, Malaysia, New Zealand, Chile, Peru và Brunei hiện đều là những đối tác chiến lược của thủy sản Việt Nam.

Trong 10 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 5,45 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu thủy sản vào nội khối TPP đã gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 45% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu.

Theo đúng lộ trình của TPP, mới đây Nhật Bản đã bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ và cá hồi và mở cửa cho các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên tham gia tích cực hơn vào thị trường này.

Ở khía cạnh nhập khẩu nguyên liệu, nguồn nguyên liệu hải sản trong nước đang dần cạn kiệt, thuế nhập khẩu giảm cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam khi nhập khẩu từ các nước lớn như Malaysia, Mexico, Peru…

Điều này cho thấy, thủy sản là một trong những ngành hàng sẽ có nhiều thuận lợi khi TPP có hiệu lực.

Theo đánh giá của VASEP, so với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản như Ecuado, Ấn Độ, Thái Lan, Phillippines, Indonesia, Argentina thì Việt Nam đều có lợi thế cạnh tranh hơn khi TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, ngành thủy sản có tận dụng được lợi thế này hay không lại là một vấn đề khác.

Trên thực tế, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ giảm khá thấp, thậm chí đang bằng 0%. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù Việt Nam đang đứng thứ 3 trong số những nhà cung cấp tôm và là nhà cung cấp tôm thịt đông lạnh lớn nhất, nhưng Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh gay gắt với Indonesia và Ấn Độ, do Indonesia không phải chịu thuế chống bán phá giá tôm.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), nhiều năm nay, Hoa Kỳ liên tiếp áp thuế chống phá giá đối với tôm và cá tra của Việt Nam.

Do đó, ngay cả khi TPP có hiệu lực, nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp thuế chống phá giá, tình hình cũng không thay đổi là bao.

Trong trường hợp không áp thuế chống phá giá, thị trường này lại đòi hỏi chặt chẽ về xuất xứ của mặt hàng. Đây chính là điều mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt đang rất lo ngại.

Giám sát vùng nuôi bằng… Google

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong nước đã phải nhập khẩu một lượng lớn tôm nguyên liệu từ các nước như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan… để phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Trong khi đó, những nước này hiện nay chưa phải là thành viên TPP, các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các yêu cầu về xuất xứ nguồn gốc của nguyên liệu.

Lấy ví dụ từ con tôm, ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Sạch Việt Nam cho biết, việc nhập khẩu nguyên liệu chỉ nên thực hiện vào một thời điểm nhất định, khi thị trường giá nguyên liệu xuống quá thấp, các nhà cung cấp tôm Ấn Độ bán giá quá rẻ.

Về lâu dài, nhập khẩu nguyên liệu không đem lại lợi ích cho thủy sản Việt Nam và các doanh nghiệp. Vì khi nhập khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng gấp 2 lần, không kiểm soát được độ an toàn thực phẩm, vi phạm các cam kết với khách hàng về chất lượng.

Quan trọng hơn, khi gia nhập TPP, nếu giấy chứng nhận hàng hóa làm sai, doanh nghiệp sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế quan.

Theo đánh giá của ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP, hiện nay, một số mặt hàng thủy sản Việt Nam đã thâm nhập vào các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ với sản lượng đứng vị trí cao trong các nguồn nhập vào các nước đó.

Khuynh hướng của thị trường này là sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm và các yếu tố liên quan.

Do đó, điều quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam phải có hệ thống kiểm soát tốt từ khâu nuôi trồng, khai thác cho đến chế biến, phân phối.

Điển hình như mô hình nuôi tôm sạch siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt-Australia tại Bạc Liêu, với mỗi năm nuôi được 3 vụ, tổng năng suất có thể lên đến 100 tấn/ha/năm.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Việt-Úc cho rằng, mặc dù xuất khẩu tôm đang gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để phát triển ngành này.

Việc tạo thương hiệu sản xuất tôm sạch, truy xuất được nguồn gốc và sản xuất với sản lượng lớn và ổn định; đồng thời, không sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, có thể tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ các thị trường “khó tính” như Hoa Kỳ, Nhật Bản... sẽ đảm bảo đầu ra cho tôm Việt Nam.

Công ty cổ phần Tập đoàn thủy hải sản Minh Phú cũng đã xây dựng mô hình liên kết với các hộ nuôi, đồng thời áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho con tôm.

Theo đó, các thông tin về nguồn và lượng đầu vào của lô hàng; ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc sản xuất lô hàng, địa điểm sản xuất, hệ thống quản lý áp dụng trong quá trình sản xuất, chứng chỉ, chứng nhận của bên thứ ba liên quan đến lô hàng... sẽ được cập nhật vào hệ thống dữ liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Mới đây, Tổng cục Thủy sản đang thực hiện Dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" (MESMARD-2) xây dựng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc cá tra xuất khẩu.

Dữ liệu này sẽ được đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, sẵn sàng cho việc chia sẻ thông tin giữa các đơn vị liên quan, phục vụ kịp thời việc hoạch định chính sách, điều tiết cung cầu trong sản xuất cá tra.

Đáng chú ý, MESMARD-2 sẽ hợp tác với Google đưa bản đồ từng ao nuôi với đầy đủ thông tin lên Internet giúp doanh nghiệp quan tâm có thể quan sát, từ đó, góp phần quản lý nghiêm ngặt chất lượng, thương hiệu cá tra Việt Nam./.

Vietnam+, 20/11/2015
Đăng ngày 21/11/2015
Hứa Chung
Doanh nghiệp

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 08:35 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:35 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 08:35 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 08:35 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 08:35 14/01/2025
Some text some message..