Nước mắt chủ đầm bãi ngang sau lũ

Đầu tư hàng trăm triệu đồng máy móc, xây hồ đập, mua con giống nhưng chỉ sau cơn lũ lớn tràn qua, những chủ đầm nuôi thủy sản tại huyện Nghi Lộc đã trắng tay.

Nước mắt chủ đầm bãi ngang sau lũ
Chị Nguyễn Thu Hà xót xa khi nhìn lại 2,2 nuôi tôm và cua của gia đình gần đến thời điểm thu hoạch trong chốc lát đã trôi theo dòng nước lũ ra biển. Ảnh: Xuân Hòa

Những ngày giữa tháng 10, sau trận lũ lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trời đã hửng nắng nhưng đi dọc qua hàng trăm đầm, hồ nuôi trồng thủy, hải sản các xã bãi ngang Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thiết… (huyện Nghi Lộc) chúng tôi nhận thấy một cảnh hoang vắng lạ thường.

Chỉ lâu lâu mới gặp một đôi hồ tôm có những nhóm người đang dọn dẹp lại bạt, đắp lại bờ đập. Thường thời điểm này là lúc các hồ nuôi trồng thủy sản đang tấp nập nhất bởi chuẩn bị đến vụ thu hoạch.

Nguyên nhân, do sau trận bão số 10 và trận lũ vừa qua các hồ đập bị ngập, bị vỡ bao nhiêu tôm, cua, cá mà các chủ hồ thả xuống đã bị cuốn theo nước lũ ra biển lớn. Gặp vài chủ hồ nuôi trồng thủy sản vẻ mặt thất thần đứng nhìn những guồng quay nước nằm lặng yên giữa hồ nước mênh mông.

“Hết! Hết rồi chẳng có chi nữa. Mấy trăm triệu bạc đổ vào hồ tôm, hồ cua giờ chẳng còn chi nữa. Tôm đã đến vụ thu hoạch, vượt qua được trận bão số 10 những tưởng đợt này chỉ mưa đôi ba ngày nhưng ai ngờ …”, lau giọt nước mắt chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1968, trú tại xóm Tân Lập 2, xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc) nói.

Gia đình chị Hà nuôi 2,2 ha tôm và cua nước mặn. Vụ này, gia đình chị thả 46 vạn con tôm giống, 1,6 vạn con cua giống cùng sắm sửa máy móc hết hơn 250 triệu đồng. Chỉ còn thời gian ngắn nữa, số cua, tôm trên sẽ được thu hoạch. Nhưng trong trận lũ giữa tháng 10 vừa qua, nước lên cao đột ngột, bờ hồ nuôi bị vỡ toàn bộ tôm trôi theo nước ra lạch nước lớn. Số cua nuôi cùng hồ tôm theo đó cũng ra gần hết. Ước tính trận lũ vừa qua gia đình chị thiệt hại khoảng hơn 400 triệu đồng.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Trong cơn bão số 10 và trận lũ giữa tháng 10 vừa qua 6 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 5,1ha của gia đình anh Trần Văn Bình đã bị nước cuốn phăng ra biển với thiệt hại ước tính hơn 500 triệu đồng. Ảnh: Xuân Hòa

Tiếp tục đến những dọc các hồ nuôi tôm khác trên địa bàn xã Nghi Quang, tình cảnh cũng không khác gì gia đình chị Hà. Có gia đình còn vay được ít vốn đang cố đắp lại các hồ nuôi bị vỡ để thả giống cho đợt nuôi tiếp kịp bán tết Nguyên Đán mong vớt vát được phần nào thiệt hại. Nhưng cũng có hộ trắng tay giờ không còn một đồng vốn, bao nhiêu của cải cũng đã cầm cố vay mượn để mua con giống, làm hồ đập giờ thì chỉ còn những hồ nước không.

Cùng chung cảnh ngộ như tại xã Nghi Quang, hàng chục hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc cũng chỉ còn những đầm không. Những hồ đập bạt tốc trắng bờ cát, bể khô khốc không giọt nước, các chủ hồ nuôi cũng không thèm ngó bởi đã trắng tay. Đôi ba hồ còn lại các chủ hồ đang cố sửa chữa lại từ những thứ còn sót lại để đổ lại giống đợt mới mong vớt vát được phần nào đó.

Gia đình anh Trần Văn Bình (SN 1969, trú tại xóm 5, xã Nghi Tiến) là một trong những chủ hồ có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất tại đây với diện tích 6 hồ 5,1ha. Trong mùa nuôi này, khi gia đình anh vừa xử lý xong hồ nuôi, đầu tư máy móc thì cơn bão số 10 ập vào xé tan hết toàn bộ bờ đập, máy móc bị hư hỏng hoàn toàn.

Không nản chí sau bão anh ngay lập tức với số vốn còn lại anh quay trở lại cải tạo hồ nuôi cùng máy móc. Nhưng khi mẻ tôm hơn 50 vạn con vừa được thả ở hai hồ với diện tích hơn 6000m2 chưa được 15 ngày thì đợt lũ giữa tháng 10 ập đến. Toàn bộ hồ nuôi và số tôm vừa thả lại bị nước lũ kèm nước triều từ biển dâng vào cuốn trôi ra biển.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Một số hộ nuôi thủy, hải sản dọc các xã bãi ngang của huyện Nghi Lộc còn chút vốn liếng cuối cùng đang cố cải tạo lại hồ nuôi sau thiệt hại do mưa lũ nhưng vẫn canh cánh nỗi lo tiếp tục mất trắng khi mùa mưa bão vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Ảnh: Xuân Hòa

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, 2 đợt bão và lũ đã khiến gia đình anh gần như trắng tay với thiệt hại ước tính hơn 500 triệu đồng. Giờ chỉ còn mỗi căn nhà và bìa đất là thứ duy nhất sót lại anh đã vay cầm cố để sửa lại hồ nuôi cầu mong mưa bão không cướp đi nữa để anh kiếm lại chút vốn phục hồi lại diện tích nuôi tôm của gia đình.

“Nhưng vừa làm lại hồ vừa lo khi mùa mưa bão chưa hết mà cơn bão số 11 lại đang trên đường vào. Giờ mà bị mất thêm lần nữa chắc cả nhà tôi ra đường ở”, anh Bình thở dài tâm sự.

Nhiều gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Nghi Tiến còn bi đát hơn anh Bình khi những số vốn còn lại đã bị hai trận mưa bão cuốn phăng ra biển giờ tay trắng không có vốn đề đầu tư lại nên hồ nuôi bỏ không trong khi tiền vay lãi mẹ lãi con đang ngày càng tăng lên.

Theo báo cáo nhanh trong đợt lũ vừa qua các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã có hơn 929 ha nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại. Trong đó, có 75.58ha nuôi các loại thủy hải sản nước mặn, lợ bị thiệt hại nặng từ 30 đến 70%. Ngoài ra còn có hơn 36ha nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại từ 70% trở lên, tập trung tại khu vực nuôi thủy hải sản nước mặn, lợ dọc các xã bãi ngang như: Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Yên …

Báo Nghệ An
Đăng ngày 16/10/2017
Xuân Hòa
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 23:10 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 23:10 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 23:10 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 23:10 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 23:10 14/11/2024
Some text some message..