Nuôi 20 con cua đinh bố mẹ, mỗi năm "bỏ túi" 60 triệu đồng

4 năm trước, ông Huỳnh Văn Tiếng (xã Phú Đức- Long Hồ) thả nuôi 20 con cua đinh bố mẹ và 2 năm trở lại đây, cua đinh bắt đầu sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế khá cho gia đình ông.

Cua đinh
Tham quan mô hình nuôi cua đinh nhà ông Huỳnh Văn Tiếng.

Theo ông Tiếng, môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định năng suất sinh sản và chất lượng trứng cua đinh. Xác định được yếu tố môi trường là rất quan trọng, quyết định thành bại nên ông xây ao nuôi có không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập và quan trọng là có nguồn nước độc lập để bảo đảm cấp nước sạch.

Diện tích ao nuôi tùy điều kiện mỗi gia đình, nhưng theo ông thích hợp nhất là khoảng 500m2. Mực nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5- 2m, mực nước chứa thường xuyên từ 1- 1,2m.

 Thời kỳ nắng nóng và mùa lạnh, cho nước sâu thêm 20- 30cm và cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước cũng như trên bờ, có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi.

Ông Tiếng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua đinh sinh sản như sau: “Nuôi cua đinh thì việc quan trọng nhất là cho ăn phải kỹ, thức ăn vừa đủ, vì nếu thức ăn dư sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, làm nước bị hôi thối. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sinh trưởng của cua đinh. Do đó, trong quá trình nuôi, phải theo dõi thường xuyên nguồn nước”.

Ông Tiếng cho chúng tôi biết cua đinh giống bán ra với giá khá cao. Cụ thể được chia làm 3 loại như sau: loại 1 (2 tuần tuổi) bán với giá 300.000 đ/con, loại 2 (1- 2 tháng tuổi) bán với giá 500.000 đ/con và loại 3 (3 - 4 tháng tuổi) bán với giá 600.000 đ/con.

Để có được cua đinh bố mẹ, người nuôi phải bỏ ra khoảng 3 năm để nuôi cua đinh. Khi cua đinh đạt 4- 5 kg/con thì chọn cho sinh sản. Mỗi năm, cua đinh đẻ 3- 4 lứa, mỗi lứa 8- 15 trứng. Mùa sinh sản của chúng từ tháng 12 âm lịch năm trước đến tới tháng 7 âm lịch năm sau. Cua đinh đẻ trên cát, chúng lấp trứng lại và bỏ đi. Thường 100 ngày là trứng nở, tỷ lệ ấp trứng nở khoảng 70%.

Cua đinh có nguồn thức ăn khá đa dạng, từ đầu tôm tép, cá tạp, ốc bươu vàng, cá biển đến thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, để tăng lợi nhuận và giảm bớt chi phí, người nuôi có thể kiếm thức ăn tự nhiên cho cua đinh. Các loại dễ kiếm nhất là cá tạp, ốc bươu vàng.

Nói về hiệu quả kinh tế từ việc nuôi cua đinh sinh sản, ông Tiếng cho biết như sau: “Tôi nuôi được 20 con cua đinh bố mẹ để sinh sản, tầm khoảng 2 năm trở lại đây cua bắt đầu cho sinh sản thì thu nhập của gia đình tôi từ đó cũng được nâng lên đáng kể.

Vì nguồn thức ăn cho cua có nhiều trong tự nhiên nên chi phí cũng thấp. Năm nay, đàn cua đinh nhà tôi đẻ được 200 trứng, trừ đi tất cả chi phí năm nay tôi thu lời khoảng 60 triệu đồng”.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, ông Tiếng cũng đang chuẩn bị mở rộng diện tích nuôi, bởi theo ông, mô hình nuôi cua đinh của ông đem lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro lại thấp.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 25/12/2020
Phước Giang
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 20:12 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 20:12 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:12 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 20:12 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:12 16/04/2024