Nuôi ba ba gai ở Gia Bình

Trong những năm gần đây, các mô hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Gia Bình ngày càng phát triển với nhiều loại vật nuôi mới mang hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến loài ba ba gai. Không chỉ nuôi thành công ba ba gai theo hướng thương phẩm, một số mô hình đã bước đầu sản xuất được ba ba gai giống, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân.

ba ba gai
Ông Nguyễn Duy Kiếm, Giám đốc Công ty TNHH VAC Nam Hà bên cặp ba ba gai bố mẹ mới đẻ trứng.

Sau 1 năm thực hiện, dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ba ba gai đạt năng suất cao tại Bắc Ninh” do Sở Khoa học & Công nghệ phối hợp với Công ty TNHH VAC Nam Hà thực hiện tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Dự án đã nuôi thành công ba ba theo hướng thương phẩm và sản xuất được ba ba gai giống, có thể phục vụ xuất khẩu và cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Dự án được hỗ trợ xây dựng cải tạo 1 ao nuôi ba ba gai bố mẹ, 1 ao nuôi con giống, khu vực sinh sản nhân tạo, khu ấp trứng, khu bể ươm ba ba gai giống, 300 con giống bố mẹ với tổng trọng lượng 300 kg, tổng diện tích dự án gần 1ha mặt nước. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ kinh phí tổ chức cho 20 người tham quan học tập, đào tạo 2 kỹ thuật viên về kỹ thuật nuôi ba ba gai thương phẩm và hỗ trợ về khoa học kỹ thuật. Mục đích dự án nhằm nâng cao hiệu quả vùng chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015.

Ưu điểm của giống ba ba gai là trọng lượng lớn, sau thời gian nuôi 2 năm ba ba đạt trọng lượng từ 3 đến 5 kg. Đặc biệt, ba ba cái nuôi 3 đến 4 năm đạt trọng lượng 3-4 kg mới sinh sản, trong khi ba ba thường nuôi hơn 1 năm thì trọng lượng chỉ khoảng 0,5 kg là sinh sản nên giá trị thấp. Ba ba gai có chất lượng thịt ngon, thơm hơn các loại ba ba thông thường, giá ba ba gai thương phẩm trên thị trường hiện tại là 800.000 đồng/kg (có thời điểm lên đến 1.600.000 đồng/kg).

Theo ông Nguyễn Duy Kiếm, Giám đốc Công ty TNHH VAC Nam Hà, tuy có giá trị kinh tế cao, song ba ba gai lại là loài có kỹ thuật nuôi tương đối khó, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt như: trước khi thả giống cần chuẩn bị ao, bể nuôi bảo đảm nguồn nước và chất đáy sạch, cần thả giống sớm để tranh thủ hết các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất, cỡ giống thả từ 100-200 gam/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, mua từ các cơ sở dịch vụ giống đáng tin cậy, mật độ nuôi từ 1-5 con/m2. Thức ăn chủ yếu của ba ba gai là các loại cá tạp, ốc... và cần phải rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. Ngoài ra, cần phải định kỳ thay nước cho ao nuôi 7 ngày 1 lần hoặc khi nước ao bẩn, cần bảo đảm yên tĩnh, hạn chế đánh bắt làm ba ba hoảng sợ. Sau một thời gian nuôi, nên phân loại nuôi riêng để hạn chế tình trạng ba ba sát hại nhau.

Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt nguyên tắc phòng bệnh cho ba ba: cải tạo ao đúng kỹ thuật trước khi thả; chọn giống đồng đều, không bị xây xát, dị tật; thả nuôi đúng mật độ, không thả quá dày; cho ăn đủ lượng và đủ chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh.

Ngoài nuôi ba ba gai thương phẩm, mô hình còn phát triển việc nuôi ba ba gai lấy giống. Từ kinh nghiệm thực tế cùng với việc nghiên cứu tài liệu và học tập qua các lớp tập huấn kỹ thuật, công ty Nam Hà đã làm chủ được kỹ thuật nhân nuôi giống ba ba gai. Thời gian ba ba gai đẻ trứng thường từ cuối tháng 3 đến tháng 10, với 100 cặp ba ba bố mẹ mỗi năm cho hơn 6.000 trứng, tỷ lệ ấp thành công lên đến hơn 95%, tạo thuận lợi và giảm giá thành, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân.

Hiện nay, rất nhiều hộ nông dân cả trong và ngoài địa phương muốn đầu tư nuôi ba ba gai, song lại gặp khó khăn do việc đầu tư nuôi rất tốn kém. Trên thị trường hiện nay, giá giống ba ba gai 300-350 nghìn đồng/con, có thời điểm lên tới 800 nghìn đồng/con giống (năm 2011). Trong khi đó, thời gian sinh trưởng của ba ba lại dài, từ 2,5-3 năm tùy thuộc vào con giống và điều kiện chăm sóc; chi phí cho thức ăn cao, khoảng 10 nghìn đồng/con/tháng, không kể phần thức ăn tự kiếm thêm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa trong việc hỗ trợ lãi suất vốn vay, đồng thời tăng cường tập huấn kỹ thuật giúp nông dân chủ động trong quá trình nuôi ba ba.

báo Bắc Ninh
Đăng ngày 02/04/2013
việt anh
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 19:28 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 19:28 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 19:28 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:28 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 19:28 23/12/2024
Some text some message..