Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
Nuôi cá biển bằng lồng khu vực nước gần bờ, vùng vịnh rất phổ biến. Ảnh: nuoitrongthuysan.com.vn

Mô hình này có thể áp dung ở khu vực ven bờ và đầm vịnh mà các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đều có thể làm được bên cạnh nuôi biển công nghệ xa bờ với qui mô lớn và công nghệ cao. Điều này có thể giải quyết được các vấn đề về ô nhiễm môi trường biển, cũng như đa dạng được đối tượng nuôi. 

IMTA là gì?

Thuật ngữ IMTA (Integrated Multi Trophic Aquaculture - Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp) do tiến sĩ Thierry Chopin là người đặt ra vào năm 2003-2004, mặc dù đã nghiên cứu về chủ đề này từ năm 1995. Ông hiện đang làm việc với Chopin Coastal Health Solutions & Magellan Aqua Farms ở Canada. 

Theo định nghĩa của ông, IMTA là sự kết hợp, theo tỷ lệ và quy mô tương ứng, của việc nuôi trồng các loài ở hai cấp trong chuỗi thức ăn trở lên, dựa trên những chức năng sinh thái bổ túc của chúng, chẳng hạn các loài ăn thức ăn (cá có kích thước lớn), loài ăn dưỡng chất hữu cơ dạng hạt (nhuyễn thể, thân mềm, cá ăn thực vật,…), và loài ăn dưỡng chất vô cơ hòa tan (rong, vi tảo và thực vật). Điều này, theo TS. Chopin có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả môi trường lẫn người canh tác.

Một hình thức nuôi trồng thủy sản tiếp cận theo hướng khuyến khích quản lý môi trường hiệu quả hơn trong khi vẫn tăng lợi ích kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng. 

Rong biểnRong biển thu hoạch từ hệ thống IMTA đang được xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh trước khi được đưa về đất liền, chế biến và phân phối

Đây là một phương pháp tiếp cận khác về sản xuất thực phẩm thủy sản dựa trên khái niệm tái chế (recycling). Thay vì chỉ thực hiện nuôi đơn loài (monoculture - độc canh) và tập trung chủ yếu vào nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài đó, IMTA theo hướng tạo ra một môi trường nuôi (khu nuôi) tiếp cận tương tự nhất có thể một hệ sinh thái tự nhiên bằng cách kết hợp việc nuôi nhiều đối tượng loài bổ sung từ các cấp dinh dưỡng khác nhau của chuỗi thức ăn. 

Có thể nói, khi được triển khai một cách chiến lược, IMTA có thể đa dạng hóa sản lượng trang trại và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái như chất lượng môi trường được cải thiện. 

Cách thức hoạt động của IMTA

IMTA hoạt động theo nguyên lý thực hiện nuôi trồng các đối tượng theo cách tiếp cận cho phép thức ăn thừa, chất thải, chất dinh dưỡng và sản phẩm phụ của một loài được lấy lại và chuyển đổi như là sản phẩm hữu ích, thức ăn và năng lượng cho sự phát triển của các loài khác. 

Thực tiễn cho thấy, IMTA kết hợp các loài cần thức ăn bổ sung như cá, với các loài khác. Các loài khác ở đây có thể bao gồm loài ăn lọc (ví dụ: vẹm, hầu) và loài ăn thưc ăn lắng đọng (ví dụ: hải sâm) và kết hợp trồng rong biển. 

Về cơ bản, các loài khác nuôi kết hợp trong mô hình IMTA hoạt động như là các bộ lọc sống. Đặc tính tự nhiên của các loài này nhằm mục đích để tái chế các chất dinh dưỡng (hoặc chất thải) có trong và xung quanh các trang trại nuôi cá có thể giúp người nuôi cải thiện và duy trì ổn định đặc tính môi trường tại các khu nuôi trồng thủy sản. 

Ngoài khả năng tái sử dụng các sản phẩm phụ và thức ăn dư thừa, các loài nuôi kết hợp trong mô hình IMTA cũng được lựa chọn vì giá trị kinh tế như là sản phẩm thị trường, mang lại thêm lợi ích kinh tế cho người nuôi. 

IMTA
Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp của các cấp độ dinh dưỡng có chung môi trường và tận dụng các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ do các sinh vật khác nhau cung cấp. Ảnh: researchgate.net

Các loài rong biển đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp oxy và hấp thu dưỡng chất, đặc biệt là nitơ hòa tan, phốtpho và carbon. Vì thế, rong biển có thể trở thành một đề xuất hấp dẫn cho những khu vực ven biển đang chịu tác động của hiện tượng axit hóa. Không chỉ mang lại sinh kế cho người dân ven biển, các loài rong thực sự còn bù đắp cho hệ sinh thái và góp phần cải thiện chất lượng nước trong khu vực mà chúng được trồng. Nhuyễn thể là loài ăn lọc và cũng giúp làm trong nước thông qua quá trình lọc bỏ hạt và sinh vật phù du. Việc nuôi những loài này thậm chí còn cung cấp nơi cư trú cho nhiều cư dân khác của đại dương.

Nhiều tỉnh ở Việt Nam có bờ biển dài, ngoài ra một số tỉnh với nhiều vịnh, vùng kín gió, đây là lợi thế để phát triển nuôi nuôi trồng thủy sản trên biển kết hợp với du lịch. 

Do vậy, IMTA là một cách tiếp cận mới phù hợp để các cơ sở nuôi biển kết hợp với du lịch sinh thái là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế biển của nhiều địa phương. 

Đăng ngày 11/07/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:37 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:37 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:37 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:37 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:37 18/12/2024
Some text some message..