Nuôi cá bống mú thương phẩm ở Bạc Liêu

Trong khi nông dân ở nhiều địa phương đang lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất, thì nhiều hộ dân ven biển ở tỉnh Bạc Liêu đã thành công từ nghề nuôi cá bống mú thương phẩm.

thu hoach ca mu
Thu hoạch cá bống mú

Theo các chuyên gia, đây là mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng. Cá bống mú được bà con đưa vào nuôi luân canh trong các ao nuôi tôm không mang lại hiệu quả. Việc áp dụng mô hình này đã phục hồi được môi trường, hạn chế tối đa mầm bệnh và nâng hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

TS Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu cho biết: “Để giúp bà mang lại hiệu quả cao hơn trong việc áp dụng mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm trong ao đất, ngành chuyên môn thường xuyên hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật nuôi như cải tạo ao đầm, chọn cá giống, chăm sóc…

Theo KS Long Văn Nghĩa, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP Bạc Liêu, kỹ thuật và quy trình nuôi cá bống mú thương phẩm không phức tạp cầu kỳ, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Do đó từ diện tích thả nuôi ban đầu chưa đến 0,5 ha nhưng hiện tại đã tăng lên hơn 20 ha. Người nuôi chỉ bỏ công chăm sóc sau thời gian từ 10 - 12 tháng là có thể thu hoạch, cá đạt trong lượng từ 900 - 1,1 kg.

Ao nuôi cá bống mú được người dân ven biển ở TP Bạc Liệu chọn ở vị trí ở những nơi có nguồn nước sạch, gần sông kênh lớn… để thuận tiện trong việc thay nước trong quá trình nuôi. Người nuôi cá chia ao theo hai dạng, ao ương cá giống và ao nuôi cá thịt. Theo kỹ sư Nghĩa, nếu ao cũ thì nhất thiết phải cào bùn đáy, xử lý bằng vôi, phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày. Nước bơm vào ao phải qua túi lọc bằng vải kate nhằm tránh cá tạp vào ao. Sau khi bơm nước được 3 - 5 ngày thì người nuôi có thể tiến hành diệt khuẩn. Dùng BKC với liều lượng 50 kg/1.000 m3 trước khi thả giống 3 ngày.

Anh Châu Phước Anh, ngụ phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu là người thành công với mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm, nói: “Mấy năm trước gia đình tôi lận đận với con tôm sú nhiều lắm. Nhưng từ khi áp dụng mô hình này kinh tế gia đình đã khấm khá nhiều hơn. Đây là mô hình kiểu như làm chơi ăn thiệt”.

Qua nhiều năm nuôi thành công cho về thu hoạch hàng trăm triệu đồng/vụ. Anh Phước Anh chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là phải có được nguồn cá giống có chất lượng tốt. Phải biết được cá giống có nguồn gốc ngoài tự nhiên hay sinh sản nhân tạo để người nuôi áp dụng cách chăm sóc cho phù hợp. Đặc biệt khi chọn cá giống phải đồng cỡ, đồng màu và không bị hoại tử các cơ quan phụ bộ. Không nên chọn cá giống chiều dài dưới 4 cm, cá giống phải có chiều dải từ 8 cm trở lên”.

Còn theo cách tính toán của lão nông Lê Văn Lợi, giá cá giống hiện tại dao động từ 20.000 - 30.000 đ/con, cộng với tiền thức ăn chiếm khoảng 45% trong tổng chi phí đầu tư. “Giá cá thương phẩm hiện tại đạt khá cao từ 250.000 - 300.000 đ/kg, sau mỗi vụ nuôi thì người nuôi phải lời trên 50%”, ông Lợi khẳng định.

Ngành chức năng địa phương cho biết, nghề nuôi cá bống mú đang là sức hấp dẫn đối với nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Cá nuôi lớn nhanh, ít bệnh, chi phí thấp nhưng lãi cao. “Người nuôi cá được bao tiêu sản phẩm. Thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này để giúp bà con thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống”. KS Nghĩa phấn khởi.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 13/06/2013
NGỌC OANH
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 06:24 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 06:24 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 06:24 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 06:24 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 06:24 06/02/2025
Some text some message..